Văn mẫu lớp 12

Phân tích bài thơ Đất Nước của tác giả Nguyễn Khoa Điềm

Phân tích bài thơ Đất Nước của tác giả Nguyễn Khoa Điềm

Bài làm

Nhắc nhớ đến hình ảnh đất nước luôn là tiếng gọi thiêng liêng muôn thuở. Hình ảnh đất nước luôn luôn in sâu vào trong tâm trí của biết bao nhiêu trái tim con người. Không sai chút nào khi nói đất nước đưa chúng ta từ lời ca ngọt ngào của mẹ và rồi ta lớn lên trong tình thương yêu vô bờ bến. Nói về đất nước ta cũng bắt gặp một hình tượng đất nước đau thương nhưng vẫn ngời lên ý chí đấu tranh trong trang thơ  đặc sắc của nhà thơ Nguyễn Đình Thi và rồi ta bắt gặp một hình ảnh đất nước vẹn tròn, đất nước được nhìn nhận giữa nhiều yếu tố qua trang thơ của Nguyễn Khoa Điềm. Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm như để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc vì nhà thơ đã thức tỉnh được ý thức cũng như tinh thần dân tộc Việt.

Người đọc có thể cảm nhận ngay được ở phần đầu đoạn trích là giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng và lại còn thủ thỉ. Nguyễn Khoa Điềm như đã kết hợp được những lời tâm tình kết hợp với hình ảnh thơ rất đỗi bình dị gần gũi đưa ta trở về với cội nguồn đất nước tươi đẹp của ông cha ta:

Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái ngày xửa

ngày xưa mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu từ miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Hình ảnh đất nước của Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận trước hết không phải là một khái niệm trừu tượng mà nó chính những gì rất gần gũi, là những gì thân thiết ở ngay trong cuộc sống bình dị của mỗi con người chúng ta. Từ ngày xưa thì đất Nước hiện hình trong câu chuyện cổ tích mà mẹ kể, trong miếng trầu của bà, cây tre trước ngõ,…tất cả như đã gợi lên được hình ảnh của một Đất nước Việt Nam bao dung hiền hậu, sâu sắc mà lại thủy chung và sắt son tình nghĩa anh em, nhưng cũng vô cùng quyết liệt khi chống quân xâm lược đang muốn cướp đất nước ta.

Không chỉ dừng lại ở đó thì hình ảnh đất nước còn là hiện thân của những phong tục tập quán ngàn đời. Đất nước lại còn minh chứng của một dân tộc giầu truyền thống văn hóa, một dân tộc như thật giàu tình yêu thương gắn bó với mái ấm gia đình. Hình ảnh cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn – một lời thơ vô cùng hay. Ta đã biết gừng tất nhiên là cay, còn với muối tất nhiên là mặn rồi những Nguyễn Khoa Điềm lại cho muốn 3 năm, gừng 9 tháng như muốn nói dẫu như thế nào thì tình nghĩa vẫn không thay đổi. Chỉ sử dụng những hình ảnh thơ này thôi nhưng đã khiến cho chúng ta rưng rưng biết bao nhiêu nhớ thương về tình nghĩa thủy chung.

Xem thêm:  Viết tên các bài tập đọc trong tuần 6, Tiếng Việt lớp 2

Thế rồi đất nước còn là thành quả của công cuộc lao động vất vả để sinh tồn, để dựng xây nhà cửa thông qua câu thơ:

Cái kèo cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó

Người đọc cũng có thể nhận thấy được ở đây Đất nước không còn là một khái niệm trừu tượng nữa mà cụ thể, đã vậy lại còn rất quen thuộc và giản gị biết bao. Tất cả việc tác giả sử dụng những chất liệu dân gian để như thể hiện suy tưởng của mình về hình đất nước với quan niệm vô cùng sáng tạo nhưng lại thật đúng: Đất nước của nhân dân.

Nguyễn Khoa Điềm như vẫn sử dụng chính bằng lời trò chuyện tâm tình với mỗi nhân vật đối thoại tưởng tượng, tác giả đã khéo lép diễn tả được khái niệm, hình ảnh đất nước theo kiểu riêng của chính mình:

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nươc là nơi em đánh rơi chiếc

khăn trong nỗi nhớ thầm

Dễ nhận thấy được trong bài thơ “Đất nước” thì hình ảnh đất nước không chỉ được cảm nhận bởi không gian địa lí vô cùng mênh mông từ rừng đến biển. Đất nước cũng được cảm nhận bởi không gian sinh hoạt bình thường của mỗi người lao động, hiện lên được không gian của tình yêu đôi lứa đó còn cả là một không gian của nỗi nhớ thương. Người đọc có thể nhận thấy được ý niệm về hình ảnh đất nước được gợi ra từ việc chia tách hai yếu tố tưởng như khác biệt nhau và hợp thành là đất và nước với những liên tưởng gợi ra từ đó. Tác giả đã sử dụng lỗi chiết tự mà vẫn không ngô nghê một chút nào đồng thời lại sử dụng nó vô cùng duyên dáng, ý nhị của dân tộc ta về một khái niệm đất nước. Với điều này thì tư duy nhà thơ có thể tách ra được, nhấn mạnh thêm được.

Phân tích bài thơ Đất Nước 

Hình ảnh đất mở ra cho anh một chân trời kiến thức, còn với nước lại có khả năng gột rửa tâm hồn em trong sáng dịu hiền. Thế rồi cùng với thời gian lớn lên đất nước trở thành nơi anh và em hò hẹn gặp nhau. Không dừng lại ở đó thì hình ảnh đất nước còn người bạn chia sẻ biết bao những tình cảm nhớ mong của những người đang yêu. Nguyễn Khoa Điềm đã khéo tách đất và nước ra khi anh và em đang là hai cá thể. Xong lại còn hòa hợp khi anh và em kết lại thành ta vậy. Hình ảnh của chiếc khăn – đó chính là biểu tượng của nỗi nhớ thương. Từ xưa đến nay chiếc khăn đã từng làm bao trái tim tuổi trẻ bâng khuâng được người đời thể hiện trong câu ca dao năm nào:

Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất …

Và rồi Nguyễn Khoa Điềm lấy hình ảnh chiếc khăn này như một lần nữa lại khiến lòng người xúc động, khiến cho người ta cảm thấy sự bồi hồi trước tình cảm chân thành của những tâm hồn yêu thương nhau.

Hình ảnh đất Nước còn là nơi trở về của những tâm hồn thiết tha, yêu quê hương. Thêm với đó thì hình aảnh con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc, các hình ảnh con cá ngư ông móng nước biển khơi mang phong cách dân ca miền Trung. Tất cả các hình ảnh này lại thấm đẫm lòng yêu quê hương cả tác giả Nguyễn Khoa Điềm. Hình ảnh Đất Nước mình như cũng thật bình dị, quen thuộc nhưng đôi khi cũng lớn rộng và mang tầm vóc tráng lệ và kỳ vĩ vô cùng, nhất là đối với những người đi xa lúc nào cũng nhớ về quê hương.

Với Nguyễn Khoa Điềm thì hình ảnh Đất Nước trường tồn trong không gian và thời gian được thể hiện qua các câu: Thời gian đằng đẵng, không gian mênh mông dường như cứ mãi mãi là nơi dân mình đoàn tụ, đồng thời cũng chính là một khoảng không gian sinh tồn của cộng đồng Việt Nam trải qua biết bao thế hệ. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Khoa Điềm gợi lại truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, hay nhắc đến truyền thuyết Hùng Vương và ngày giỗ tổ,… đó là một cách để gợi nhắc về nguồn cội của dân tộc ta.

Những ai đã khuất

Những ai bây giờ

Yêu nhau và sinh con đẻ cái

Gánh vác phần người đi trước để lại

Dặn dò con cháu chuyện mai sau

Có thể nhận thấy được chính cảm hứng thơ của tác giả Nguyễn Khoa Điềm lúc này đây lại có vẻ phóng túng , lại có một sự tự do nhưng thật ra đây là một hệ thống lập luận khá rõ rằng. Tác giả đã thể hiện được đất nước ở trong không gian địa lý, chiều dài lịch sử và cả phong tục tập quán của nhân dân ta. Thông qua ba phương diện đều hiện lên một sự gắn bó thống nhất và ở bất cứ phương diện nào thì tư tưởng đất nước của nhân dân vẫn là tư tưởng cốt lõi. Tất cả phương diện này nó như một hệ qui chiếu mọi cảm xúc và suy tưởng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Và cụ thể hơn thì Đất nước cũng luôn ở ngay trong máu thịt của mỗi chúng ta:

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần đất nước

Thật vậy, đất nước đã thấm tự nhiên vào máu thịt đất nước đã lại hóa thành máu xương của mỗi con người. Chính vì thế sự sống của mỗi cá nhân không phải là riêng của mỗi con người mà là của cả đất nước. Ở trong mỗi con người đều thừa hưởng ít nhiều di sản văn hóa vật chất và tinh thần của đất nước, chúng ta luôn luôn phải giữ gìn và bảo vệ để làm nên đất nước muôn đời. Càng về sau thì tác giả lại càng đi sâu và chúng minh làm nổi bật tư tưởng Đất nước của nhân dân và không ai khác nhân dân chính là người đã sáng tạo ra đất nước. Chỉ với tư tưởng này mà Nguyễn Khoa Điềm đã đem đến cho chúng ta một cái nhìn vô cùng mới mẻ. Vẫn còn đó hình ảnh của núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, hình ảnh những núi Bút non Nghiêng,… nó đâu còn là cảnh thú thiên nhiên đơn thuần mà nó lại được cảm nhận qua các đóng góp của nhân dân

Xem thêm:  Tả chuồn chuồn nước lớp 4 hay ngắn gọn

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước một lối sống ông cha

Ôi! Đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta

Chính tư tưởng Đất nước của nhân dân cũng đã lại luôn chi phối cách nhìn của nhà thơ khi nghĩ về lịch sử của bốn nghìn năm của đất nước. Nguyễn Khoa Điềm không hề nói đến những vị anh hùng lịch sử mà lại tập trung vào những con người bình thường, vô danh để nói lên quan niệm đất nước này là đất nước của nhân dân.

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất nước

Đất nước là của những con người lao động, họ đã lao động và chống giặc ngoại xâm. Đồng thời họ cũng đã giữ và truyền lại cho các thế hệ mai sau các giá trị văn hóa, văn minh, những giá trị tinh thần và vật chất của đất nước từ hạt lúa, những ngọn lửa, tiếng nói, tên xã, rồi tên làng đến những truyện thần thoại, câu tục ngữ, ca dao. Tất cả mạch cảm xúc như lắng lại để cuối cùng lại dẫn đến cao trào và làm nổi bật lên tư tưởng cốt lõi mà Nguyễn Khoa Điềm gửi gắm.

Đất nước này là Đất nước nhân dân

Đất nước của Nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại

Với câu thơ này ta nhận thấy được đây là một định nghĩa giản dị, bất ngờ về Đất nước, vô cùng giản dị mà vẫn cứ thật đúng đắn.

Đoạn trích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm lúc này đây cũng đã góp thêm thành công cho mảng thơ viết về Đất nước. Nhà thơ đã mang cho chúng ta được một hình hài đất nước vô cùng quen thuộc, không hề xa lạ mà hình ảnh, khái niệm đất nước lại vốn trìu tượng. Khi đọc tác phẩm Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm người đọc nhận thấy được ta không chỉ tìm về cội nguồn của dân tộc mà còn khơi dậy được tinh thần dân tộc trong lòng mọi người Việt Nam trong mọi thời đại.

Minh Tân

Post Comment