Văn mẫu lớp 7

Văn biểu cảm về cây tre

Đề bài: Văn biểu cảm về cây tre

Bài làm

Văn biểu cảm về cây tre – Không biết từ khi nào nhưng mỗi khi nhìn thấy cây tre lại gợi cho em cảm giác về người nông dân lao động hiền lành chất phác. Những người nông dân lao động quanh năm bán mặt cho trời bán lưng cho đất, một nắng hai sương trên đồng ruộng của mình.

Những người nông dân ấy sinh ra trong sự nghèo khó, được học hành không nhiều nhưng họ vô cùng kiên cường vươn lên trong cuộc sống, để làm chủ số phận của mình.

Cây tre cũng vậy từ xưa tới nay có biết bao thứ khó khăn thử thách nhưng không bao giờ người ta nhìn thấy cây tre bị ngã gục. Dù là ở nơi đất cằn, sỏi đá, thì những cây tre vẫn vươn lên xanh tốt hiên ngang, tạo thành từng thành lũy vững vàng.

Tre của quê hương Việt Nam chúng ta còn mở ra những hình ảnh về những con người có đức tính kiên cường, trung thực, ngay thẳng chính trực. Bởi cây tre luôn vươn thẳng mình trong gió bão. Ngay từ khi chỉ là búp măng non cây tre đã mọc thẳng thể hiện tính kiên định của mình.

Hình ảnh cây tre ngay thẳng vươn mình trong mưa bão giông tố đã trở thành truyền thống tốt đẹp đại diện cho người dân Việt Nam ta từ xưa tới nay. Từ bao đời nay tre đã trở thành một loại cây vô cùng quen thuộc với người dân lao động nước ta. Cây tre chính là biểu tượng của sự hy sinh, bền bỉ dẻo dai của những con người trung nghĩa, yêu nước. Cây tre sống từng bầy, từng lũy, không ở nơi nào người ta thấy cây tre sống một mình.Đó chính là biểu tượng của tính đoàn kết dân tộc.

Xem thêm:  Soạn bài lớp 8: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào trong bài văn nghị luận

Văn biểu cảm về cây tre

Thể hiện cho sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Nhờ sức mạnh to lớn của tình đoàn kết mà dân tộc ta đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách đánh thắng nhiều kẻ thù lớn mạnh xâm lược dân tộc ta.

Trải dài trên lãnh thổ hình chữ S này nơi nào con người ta cũng thấy những khóm tre, lũy tre vô cùng xanh tươi, nó thể hiện cho sự tiếp nối truyền thống anh dũng quả cảm, biết hy sinh của những bậc ông cha đi trước cho con cháu mình mai sau.

Cây tre xuất hiện trong thơ ca rất nhiều, có nhiều bài thơ tác giả đã sử dụng cây tre để nói họ lòng mình. Nhưng có lẽ bài thơ nói về cây tre hay nhất đó là bài "Tre Việt Nam" của tác giả Nguyễn Duy khiến em nhớ mãi.

"Tre xanh, 
Xanh từ bao giờ?
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu?"

Mỗi khi nhớ tới cây tre Việt Nam người ta lại cảm thấy nhớ tới một cây vô cùng thiêng liêng, gần gũi gắn liền với người dân lao động Việt Nam qua những gian nan thử thách, từng cùng người dân xông pha chiến đấu trong trận mạc. Cây tre cũng cùng người nông dân giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín…

Xem thêm:  Bình luận câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn”

Cây tre đã cùng người dân vượt qua nhiều khó khăn thử thách, cùng người dân trong kiếp cần lao đau khổ và trong cuộc sống thanh bình, trong những bữa cơm đầm ấm quây quần bên những người thân yêu nhất người ta cũng sát cánh cùng cây tre.

Tre được vót thành những đôi đũa tre gắp thức ăn vô cùng dễ dàng tiện lợi, dù có nhiều loại đũa hiện đại như đũa nhựa, inox ra đời thì đũa tre, vẫn gắn bó gần gũi với những người nông dân hơn vì nó không bị trơn trượt.

Cây tre luôn có vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của riêng mình trong cuộc sống của con người Việt Nam. Nó còn là biểu hiện của truyền thống văn hóa đại diện cho dân tộc ta khi cây tre làm nên những chiếc nón lá nón chóp truyền thống được các bạn bè năm châu biết tới. Dù ở thời nào cây tre vẫn giữ nguyên vị thế của mình, vẫn luôn xanh tốt, ngay thẳng vươn mình trong gió bão, sống thành bầy đàn tựa như những người lao động Việt Nam.

Hạ Trang

Post Comment