Văn mẫu lớp 9

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác của tác giả Viễn Phương

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương

Bài làm

Bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương là một tác phẩm mang đậm chất trữ tình này đã ghi lại tình cảm sâu lắng, sự thành kính của nhà thơ khi hoà vào dòng người viếng lăng Bác. Bài thơ đồng thời cũng là tiếng nói, là nỗi niềm tâm sự của nhân dân Nam bộ và nhân dân cả nước dành cho Bác Hồ – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam ta.

Ngay từ mở đầu bài thơ là cảm xúc của tác giả khi vừa bước chân vào lăng Bác lúc đó thì nhà thơ xưng “con” và gọi “Bác”. Với lời thơ giản dị, đã thế lại còn vô cùng mộc mạc mà lại chất chứa biết bao nhiêu tình cảm gần gũi, thân thương và kính trọng chủ tịch Hồ Chí Minh. Tất cả những điều đó càng cho thấy Bác là một con nguời rất hoà đồng và gần gũi chân thành nhất. Và vào một ngày thu Hà Nội đẹp đến nao lòng thì qua con mắt của người thi nhân, một người con miền Nam được ra lăng Bác. Đầu tiên Viễn Phương nhìn thấy hàng tre cho dù bão táp hay mua sa nó vẫn cứ đứng thẳng hàng. Không phải ngẫu nhiên mà Viễn Phương lại miêu tả kỹ hàng tre và miêu tả trước tiên như thế bởi hình ảnh cây tre luôn gần gũi và mộc mạc với người dân Việt. Hình ảnh cây tre kiên cường, bất khuất biền bỉ và hình ảnh màu xanh của tre chính là màu xanh là màu của sức sống Việt Nam, màu của hòa bình.

Xem thêm:  Đề 25 – Thuyết minh một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của Việt Nam(Bánh trung thu) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

Viễn Phương nhà thơ phải kính yêu Bác lắm mới viết được những hình ảnh ẩn dụ tài tình này:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Người đọc nhận thấy rằng cũng chính là hình ảnh của mặt trời nhưng ta lại thấy ở đây thì mặt trời ở câu thơ thứ nhất là mặt trời của thiên nhiên. Mặt trời của thiên nhiên ngày ngày tỏ sáng, đồng thời cũng đã lại đem sự sống cho muôn loài, vạn vật. Tương đồng với đó thì hình ảnh mặt trời của nhân dân Việt Nam – Hồ Chí Minh thì vẫn luôn chiếu ánh sáng vĩnh hằng và đỏ rực rỡ mãi. Có thể nói Bác chính là vầng mặt trời hồng toả tia sáng soi rọi để giúp cho dân tộc ta thoát khỏi kiếp đời nô lệ. Bác còn chính là sức mạnh giúp nhân dân ta chèo lái con thuyền cách mạng để có thể cập bến vinh quang, đi đến bờ thắng lợi. Bác Hồ cho dù ra đi mãi mãi thế nhưng Bác vẫn luôn bất tử, và tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn luôn trường tồn, soi đường dẫn lối cho dân tộc ta đứng lên khỏi vòng nô lệ.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

Câu thơ đã nói lên hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả Viễn Phương ví như nhưng tràng hoa thơm ngát dâng lên người. Hình ảnh “Bảy mươi chín” tràng hoa ấy chính là bày mươi chín màu xuân của Người.

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác 

Qủa thực khi đứng trước sự vĩ đại, đứng trước sự to lớn của Bác mỗi người cũng vô thức bị dòng thơ cuốn đi lúc nào không hay:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vãn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

Bác Hồ vẫn đang nằm đây, vẫn cứ thật hiền hậu, nhân từ như một vầng trăng “dịu hiền”. Chẳng ai nghĩ Bác đi xa cả, chỉ nghĩ Bác đang ngủ mà thôi. Thế nhưng dặn lòng là vậy mà cứ thấy đau nhói ở trong tim. Thông qua lời thơ này cũng đã thể hiện được sự biếtơn, thương yêu của người dân Việt đối với Bác Hồ. Dễ nhận thấy được bài thơ bắt đầu bằng sự kiện là nhà thơ từ miền Nam để ra thăm lăng Bác và kết thúc cũng chính là chi tiết mai về miền Nam. Lúc này đây tâm trạng của nhà thơ như tràn đầy niềm yêu thương, xen lẫn sự lạc quan.

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Múon làm đóa hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

Với khổ thơ này thì tình thương xót nén giữa tam hồn đã làm nảy sinh bao ước muốn của tác giả. Đó là mong muốn là con chim để có thể dâng lên tiếng hót vui hơn, đồng thời cũng muốn là đoá hoa để có thể dâng hương thơm ngát. Đặc biệt hơn là nhà thơ đã muốn làm cây tre trung hiếu. Mong muốn làm cây tre để canh gác chi giấc ngủ yên lành của Bác. Người đọc không khó để nhận ra được nhịp điệu khổ thơ lúc này dường như cứ dồn dập với điệp ngữ khéo léo là: muốn làm. Từ “muốn làm” đã được nhắc lại đến ba lần và các hình ảnh liên tiếp để có thể xuất hiện giống như một dòng khát khao mãnh liệt của nhà thơ Viễn Phương muốn được gần Bác mãi mãi.

Xem thêm:  Viết bài văn nghị luận làm sáng tỏ ý kiến: ''Thầy cô là người đã dạy cho ta nhiều điều mà ta chưa biết''

Với bài thơ Viễng Lăng Bác thì Viễn Phương đã gửi gắm vào đó bằng tất cả tình cảm chân thành nhất với Bác. Đó chính là một bài ca bất tận, để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho bao người Việt. Bài thơ là sự sáng tạo độc đáo, là ý tứ vô cùng trữ tình nói được sự biết ơn của tác giả đối với Bác Hồ.

Minh Tân

Post Comment