Văn mẫu lớp 11

Phân tích truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam

Em hãy phân tích truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam.

Bài làm

Nhà văn Thạch Lam được biết đến là một cây bút thiên về tình cảm , ghi lại cảm xúc của mình trước số phận hẩm hiu của những người nghèo, những người có cuộc sống vất vả đầy thăng trầm, thầm lặng chịu đựng và giàu lòng hi sinh. Có lẽ vậy mà những nhân vật trong truyện mang dáng dấp của tâm hồn nhạy cảm của ông, cũng như điểm nhìn của tác giả. Tác phẩm “Hai đứa trẻ” được xem là một trong những tác phẩm tiêu biểu trong chùm truyện ngắn đặc sắc của ông, những hình ảnh chi tiết trong truyện dường như cứ giống như một dòng sông cuốn chúng ta vào đó, và cảm nhận được những gì đang xảy ra với câu chuyện của tác giả.mọi thứ diễn ra thật nhẹ nhàng mà cũng mãnh liệt xoáy sâu vào suy nghĩ và cách cảm nhận tác phẩm của từng độc giả

Nhà văn được ví là những người nói hộ cho hiện thực cũng có khi họ thi vị hóa cho những gì đang xảy ra xung quanh chính cuộc sống của họ, từ những điều đơn giản nhất cho tới những thứ mà con người ta hay nghĩ đến như cả mơ ước,văn thơ đóng một vai trò không thể thiếu trong việc truyền tải những điều đó. Với ngòi bút tài hoa, thắm đẫm tình cảm giàu lòng trắc ẩn, tác phẩm “Hai đứa trẻ” đã được ra đời mang ý nghĩa nhân văn. Những con người xuất hiện trong tác phẩm của Thạch Lam nói chung hay trong “Hai đứa trẻ” nói riêng đã mang một cuộc sống cơ cực nghèo khổ, cái nghèo bám lấy họ và họ không có lối thoát. Họ mong muốn có một cuộc sống sung túc , tuy họ không hề giàu có những làm sao cho cuộc sống mưu sinh đỡ vất vả. Cũng nhân qua đây, Thạch Lam cho ta nhìn nhận những sự khó khăn vất vả mà những con người nơi đây đang phải chống chịu trong cuộc sống. Và cả những chi tiết trong tác phẩm tuy là miêu tả về hiện thực nhưng lại không thiếu những chi tiết sống động,lãng mạn.

Thạch Lam đã mở đầu tác phẩm là hình ảnh chiều tà,hình ảnh xuất hiện trong hầu hết các tác phẩm, là chính khoảnh khắc mà khiến con người ta nhận ra nỗi buồn nhiều nhất. Xem với khung cảnh buổi chiều tà đó là những âm thanh quen thuộc, tiếng ếch nhái, tiếng muỗi vo ve, và khung cảnh xung quanh  tác động đến tâm trạng của mỗi người.Có thể nói cảnh mở đầu của tác phẩm chính là một buổi chiều tàn,bầu trời gồm những áng mây hồng, như được nhuộm một màu sắc đỏ đỏ mang một cảm giác ưu buồn và cô đơn. Thông qua sự miêu tả thật rõ nét và đặc sắc của một ngày tàn của Thạch Lam, thì phần nào cũng giúp người đọc nhận  ra đây là một buổi chiều buồn bã và chán nản. Thời gian được sử dụng bắt đầu chuyển động dần tới đêm,nhưng hình ảnh chiều tàn và hình ảnh chợ chiều tàn hiện ra càng thể hiện sự nghèo khổ và hiu hắt ở nơi đây. Những con người cần mẫn như đã dần hiện ra, luôn mong muốn cuộc sống của họ đầy đủ hơn,cuộc sống thật vất vả và đầy khổ cực bươn chải. Có thể nói hình ảnh những con người xuất hiện trong “ Hai đứa trẻ” tuy xuất hiện không nhiều nhưng mang một nét riêng biệt,nổi bật lên đó là hình ảnh của cô gái nhà nghèo tên Liên, dù còn nhỏ nhưng tâm hồn và suy nghĩ của cô thực sự như là một thiếu nữ.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu

hai dua tre

Cuộc sống ở nơi phố huyện rất đỗi khó khăn như chìm ngập trong bóng tối và tẻ nhạt, họ sống cùng sự buồn chán và tuyệt vọng,đối với họ, họ đang sống cuộc sống tạm ,một cuộc sống tĩnh lặng và không biết ngày mai sẽ như thế nào nữa. Sau khi chợ chiều tàn,lúc này đây mọi người đều đi về và tiếng ồn ào cũng mất, như dấu hiệu của sự tĩnh lặng của đêm tối bắt đầu. Bỏ lại đó là những rác rưởi, vỏ bưởi và hình ảnh những đứa trẻ nhặt nhạnh những thứ còn sót lại chỉ là những thanh tre thanh nứa…

Đêm bắt đầu buông xuống nơi phố huyện tù túng và nghèo đến đáng thương, và cuộc sống của một đêm ở phố huyện nghèo lại bắt đầu. Lúc này nhân vật Liên trong tác phẩm sửa soạn lại hàng trên chiếc chõng tre,mẹ con chị tí, sáng mò cua bắt ốc,tối lại mở thêm hàng nước để kiếm thêm thu nhập. Quán hàng phở lúc này cũng bắt đầu sửa soạn còn hai cha con nhà bác Sẩm thì chưa hát chưa kéo đàn vì vẫn chưa có khách nghe. Đứa con nhỏ thì bò nhoài ra nghịch đất cát ở bên ngoài. Mọi thứ thật đơn điệu, không có những sự thay đổi khác đáng nói không có một chút niềm vui của họ, chắc có lẽ họ nghĩ và hi vọng rằng, hàng quán đắt khách kiếm thêm được tiền quả là một niềm vui một niềm hạnh phúc và mang lại một cuộc sống no đủ hơn. Đặc biệt với hình ảnh cụ Thi điên đắm chìm vào men rượu, bước đi lảo đảo, cụ sống một cuộc sống k còn tự chủ của bản thân, có hay chăng cụ tìm đến rượu để quên lãng đi tất cả đau khổ và chìm vào đó để tìm thú vui của mình.

Xem thêm:  Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học

Có thể nói rằng những con người nơi phố Huyện này, họ sống, sinh ra và lớn lên ở nơi đây. Và dường như đối với họ thì không khí im lặng, sự cô đơn và buồn chán. Nhưng với chị em Liên thì khác lắm, hai chị em có lẽ vẫn chưa quen với sự tẻ nhạt buồn chán nơi đây,bởi hoàn cảnh đưa đẩy, bố của chị em Liên thất nghiệp phải về phố huyện để mưu sinh. Hai chị em Liên lúc này như phải nhận thức ra được điều này và làm quen dần với cuộc sống nơi đây. Ngày ngày chị em Liên và An, không những ai đứa trẻ này mà hầu hết tất cà những kiếp người nơi phố huyện điều trông chờ một thứ rất quan trọng vào môi buổi tối. Không gì khác biệt cả, đó chính là thứ ánh sáng và âm thanh của đoàn tàu. Thứ ánh sáng khác với những ánh sáng nơi phố huyện ấy cũng một phần soi đến phố Huyện và giúp cho khu phố trở nên có ánh sáng thêm một chút, không những thế còn có những thứ âm thanh cười nói của những người hành khách trên tàu làm cho không khí im lặng của khi phố huyện có một chút thay đổi ngoài những ánh sáng tẻ nhạt và không đủ sáng như thường ngày. Dường như những âm thanh trên đoàn tàu giúp cho chị em Liên và An gợi nhớ đến những tháng ngày ở Hà Nội,hai chị em được dẫn đi chơi,được sống một cuộc sống tươi đẹp ở chốn thành thị, ngươi đi qua lại tấp nập và được uống với những cốc nước xanh đỏ vui biết bao nhiêu

Xem thêm:  Soạn bài lớp 11: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Và ngoài ra, thứ ánh sáng và âm thanh của đoàn tàu ấy dường như đã giúp cho những kiếp người nơi phố Huyện một phần nào đó thức tỉnh, họ dám mơ ước đến những cuộc sống ấm no và hạnh phúc hơn. Những  mong muốn một điều gì đó thật tốt đẹp và ý nghĩa hơn, muốn những gì mà họ khát khao và cháy bỏng bấy lai nay điều thành sự thật, chứ không phải là một thứ phù du mà chờ đợi mỏi mòn.

Có thể khẳng định những ước mơ của họ chỉ chợt lóe lên khi đoàn tàu chạy qua, cũng có khi có có ước mơ nhưng chỉ khi đoàn tàu chạy qua họ mới cảm thấy những mong muốn của họ mới trở nên lấp lánh và có hi vọng hơn. Tác phẩm đặc sắc “Hai đứa trẻ” là một tác phẩm lãng mạn, xúc động và đầy ý nghĩa. Những kiếp người nơi phố Huyện thật nhỏ bé, họ luôn là những con người mang một cuộc sống đáng thương nhưng đầy sự khát khao và cháy bỏng nhưng thật sự, những điều mà khát khao cháy bỏng đo thực ra chỉ là sự mong manh và huyền ảo.

Qua tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, nhà văn như còn thể hiện sự khát khao to lớn của một đời người,một số phận nghèo khổ muốn vươn tới một cuộc sống tốt đẹp tuy còn khó khăn và lắm chật vật. Tài năng của Thạch Lam thông qua đó mà được bộc lô,đặc biệt là sự tinh tế tâm lý nhân vật, nghệ thuật tả cảnh và phân tích diễn biến tâm lí nhân vật khiến truyện đi vào lòng người một cách tự nhiên nhất.

Post Comment