Văn mẫu lớp 9

Cảm nhận của em về nhân vật Robinson

Cảm nhận của em về nhân vật Robinson

Hướng dẫn

Kể từ khi nghiên cứu vê' não bộ con người, khẳng định sự phát triển của thùy não trái và thùy não phải trong hơi hướng hành xử và lựa chọn nghề nghiệp, hình như người ta đã nghiễm nhiên cho rằng những người làm kinh doanh hay các công việc liên quan đến tài chính – tiền tệ thường hoạt động thùy não trái với óc logic phát triển thì không thể làm nghệ thuật, bộ môn yêu cầu cao về óc thẩm mĩ và đòi hỏi nhiều xúc cảm. Thế nhưng, nếu biết nhà văn Đe-ni-ơn Đi-phô đã từng lao vào thương trường với các mặt hàng vải vóc, mũ áo, rượu vang… hoàn toàn xuất phát từ ý thích của bản thân thì quan niệm ấy sẽ thay đổi. Cũng vì lẽ đó, khi viết tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô nhân vật chính cùng tên đã được nhà văn lừng danh Walter Scott nhận xét: “Nhân vật này lập luận hệt như bất cứ một chủ tiệm buôn nào ở phố Sarinh Corx”. Song, dù mang nét tính cách và lập luận đặc trưng như thế nào, nhân vật ấy cũng để lại trong lòng ta ấn tượng vê' một con người thông minh, tài trí và lạc quan qua đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang.

Là nhà văn lớn của Anh thế kỉ XVIII, Đe-ni-ơn Đi-phô đến với tiểu thuyết khá muộn. Rô-bin-xơn Cru-xô với tư cách là tiểu thuyết đầu tay, đồng thời cũng nổi tiếng nhất của ông được hoàn thành khi ông năm mươi chín tuổi. Tác phẩm được viết dướt hình thức tự truyện. Rô-bin-xơn, tức Rô-bin- xơn Cru-xô xưng “tôi” tự kể chuyện của cuộc đời mình. Vào năm hai mươi bảy tuổi, nhân vật bị bão đắm tàu, một mình sống sót dạt vào hoang đảo không có dấu chân người. Năm năm mươi lăm tuổi, sau hai mươi tám năm hai tháng mười chín ngày một mình trên đảo hoang, Rô-bin-xơn mới trở vể được nước Anh. Đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang kể chuyện lúc nhân vật đã một mình sống ngoài đảo hoang khoảng mười lăm năm.

Trải qua thời gian đằng đẵng ấy trên đảo hoang một mình, nhân vật “tôi” đã tưởng tượng: “Nếu có ai đó ở nước Anh gặp một kẻ như tôi lúc bấy giờ, chắc tôi sẽ làm cho họ hoảng sỢ hoặc phá lên cười sằng sặc; và lắm khi tôi đứng lặng ngắm nghía bản thân mình, tôi cứ mỉm cười tưởng tượng tôi lang thang khắp miên Y-oóc-sai với trang bị và áo quấn như vậy..Có thể nhận thấy rằng, không cần trở về nước Anh thì chính nhân vật cũng phá lên cười bởi bộ dạng kì quái của mình. Và dù cho đã ở trên hoang đảo một mình nhưng nỗi nhớ cuộc sống trước đây, đất nước Anh với những quy chuẩn vê' ăn mặc và tóc tai cũng như những nét đặc trưng bề ngoài khác chưa bao giờ mất đi trong con người Rô-bin-xơn Cru-xô. Đó không chỉ là niểm khao khát được trở về cuộc sống văn minh với đồng lọai mà còn là tình yêu, là động lực để nhân vật vượt qua những khó khăn, nguy hiểm trên hoang đảo.

Xem thêm:  Kể lại cuộc gặp gỡ anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

Vẻ ngoài của mình được chính nhân vật miêu tả từ yếu tố trang phục. Đó là cái mũ: “to tướng, cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì”, chiếc áo có vạt “dài tới khoảng lưng chừng hai bắp đùi” cho đến cái quẩn “loe đến đẩu gối”. Quanh người Rô-bin-xơn là “một chiếc thắt lưng rộng bản bằng da dê phơi khô thắt lại bằng hai sợi dây củng bằng da dể để thay cho khóa”, lại thêm một đôi giày mà theo như nhân vật: “chẳng biết gọi là gì, giống như đôi ủng, bao quanh bắp chân và buộc dây hai bên…”. Tất cả trang phục của Rô-bin-xơn đều được miêu tả chi tiết, tỉ mỉ từ trên xuống dưới, từ chất liệu đến công dụng. Trang phục của nhân vật được làm toàn bộ từ da dê. Mặc dù, nhân vật kể bằng một giọng hài hước, dí dỏm nhưng chính qua chất liệu ấy thôi ta đã thấy hiện thực tàn khốc, Rô-bin-xơn không còn lại dù chỉ một mảnh vải, điểu này phù hợp với thực tế quãng thời gian mười lăm năm trên đảo của nhân vật. Đổng thời, toàn bộ trang phục trên người Rô-bin-xơn có được đều phải trải qua quá trình săn bắt và “chế tạo” của bản thân, không có ai giúp đỡ.

Hiện thực khó khăn đó còn được khắc họa qua những trang bị của nhân vật. Hai bên thắt lưng nhân vật đeo “bên này một chiếc cưa nhỏ, bèn kia một chiếc rìu con". Ngoài ra còn có hai cái túi, “một túi đựng thuốc súng và túi kia đựng đạn ghém”. Rô-bin-xơn đeo gùi sau lưng và khoác súng bên vai. Trên đẩu còn giương một chiếc ô lớn “xấu xí, vụng về” nhưng cần thiết. Những trang bị ấy là phương tiện lao động giúp cho nhân vật tổn tại. Mặc dù chúng lỉnh kỉnh và cổng kềnh nhưng rất hữu ích. Đó là kết quả của quá trình lao động miệt mài và sáng tạo vượt lên trên hoàn cảnh của nhân vật. Có thể nói, qua trang phục và trang bị của nhân vật, nhà văn đã thể hiện trí tuệ siêu đẳng của con người cũng như nghị lực vượt lên trong cuộc sống. Mặc dù xuất phát từ một câu chuyện có thực vê thủy thủ Xen-kiếc bị lạc vào đảo hoang Gioăng Phéc-nan-đéc. Sau bốn năm Xen-kiếc trở vê' với trạng thái hoang dã thì Rô-bin-xơn lại vẫn giữ được nếp sống văn minh. Đó là vẻ đẹp của nghị lực sống phi thường, một ý chí sắt đá, một bản lĩnh sống không gì khuất phục được.

Xem thêm:  Phân tích tình đồng chí qua bài thơ Đồng chí của Chính Hữu (Văn học 9 – Tập II).

Sau đó, Rô-bin-xơn lại tiếp tục đặc tả diện mạo của mình. Nước da “không đến nỗi đen cháy” dù nhân vật tự nhận rằng bản thân là một “kẻ chẳng quan tâm gì đến da dẻ” trong hoàn cảnh sống khắc nghiệt tại một nơi có nhiệt độ rất cao, ở khoảng “chín hoặc mười độ vĩ tuyến miến xích đạo”. Rầu ria thì có lúc “dài đến hơn một gang tay” được cắt tỉa theo kiểu “Hồi giáo như ria vài gã Thổ Nhĩ Kì tôi gặp ở Xa-lê”. Dù đã sống ở trên đảo hoang mười lăm năm, í! nhưng Rô-bin-xơn vẫn nhớ những nển văn hóa trước khi bị đắm tàu và vẫn biết rằng cặp ria của mình có “chiều dài và hình dáng kì quái” có khả năng kh¬iến cho mọi người phải khiếp sợ nếu ở Anh. Qua việc đặc tả diện mạo kì dị, khác thường bằng giọng hài hước, dí dỏm Đe-ni-ơn Đi-phô khắc họa cuộc sống gian nan và thiếu thốn trên đảo của nhân vật. Rô-bin-xơn không có gì, dù là những đổ vật thiết yếu nhất. Tẫt cả những gì nhân vật có chỉ là kéo, dao cạo và một ít thuốc súng vớt được từ ngày con tàu bị đắm. Sau mười lăm năm, có lẽ chúng cũng hỏng hóc ít nhiều nhưng khó khăn và thiếu thốn đó không khuất phục được anh. Đằng sau bủc chân dung nhân vật, ta cảm phục nghị lực phi thường, luôn chủ động vượt lên chống chọi lại những khó khăn của cuộc sống. Khẳng định sức mạnh của con người đích thực, khát vọng trở về, làm nên số phận của chính mình.

Xem thêm:  So sánh hình tượng người lính trong hai bài thơ Tây Tiến và Đồng chí

Vẻ đẹp ấy cũng giống như vẻ đẹp của Mai An Tiêm khi bị đày ra đảo hoang. Bằng sự chăm chỉ, chịu khó, trí thông minh và nghị lực sống kiên cường, Mai An Tiêm không chỉ sống sót trở vể mà con dâng lên đức vưa một loại quả ngọt lành, thơm mát. Kết quả ấy là kết tinh của ý chí con người. Dù là chuyện cổ tích Việt Nam thân thuộc từ thơ bé, hay câu chuyện tiểu thuyết từ nước Anh xa xôi, hai tác phẩm đểu là bài học quý báu vê' tinh thần lạc quan, ý chí, nghị lực vượt lên nghịch cảnh.

Nếu bị lạc trên hoang đảo, em sẽ nhớ đến thái độ sống kiên cường, lạc quan của Rô-bin-xơn cũng như Mai An Tiêm để khắc phục khó khăn, vượt lên gian nan và thiếu thốn, tìm cách trở vê' với cuộc sống văn minh, hiện đại. Thời gian sống trên đảo củng là thời gian rèn luyện những kĩ năng sống tự lập như nhân vật Rô-bin-xơn, thuần hóa đàn dê, gieo trồng lúa mạch để làm bánh.

Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang có một nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn người đọc bằng lối kể kết hợp miêu tả và biểu cảm cùng với ngôi kể thứ nhất chân thực, giọng kể nhẹ nhàng, hóm hỉnh, khôi hài không chỉ tạo nên tiếng cười mà còn khắc sầu vẻ đẹp lạc quan của nhân vật.

Lịch sử từ lâu đã khẳng định vai trò của lao động đối với con người từ quá trình tiến hóa đến quá trình tổn tại và phát triển. Đoạc trích Ro-bin-xơn ngoài đảo hoang nói riêng và toàn bộ tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô nói chung là tiếng hát, bài ca vê' giá trị của lao động chân chính, cần cù, chịu khó, tài trí và sáng tạo. Dù lưu lạc trên hoang đảo mười lăm năm hay gần ba mươi năm Rô-bin-xơn vẫn sống rất lạc quan, sống đúng với vị thế con người tiến bộ, văn minh. Đó là điếu mỗi chúng ta ngưỡng mộ và học hỏi.

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Post Comment