Văn mẫu lớp 9

Viết bài tập làm văn số 3 lớp 9 đề 3: Kể về một cuộc gặp gỡ với các anh bộ đội nhân Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Viết bài tập làm văn số 3 lớp 9 đề 3: Kể về một cuộc gặp gỡ với các anh bộ đội nhân Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Hướng dẫn

Những ngày cuối tháng mười hai, toàn trường tôi rộn rã thi đua làm báo tường chào mừng Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Lớp tôi vô cùng hào hứng không chỉ vì báo tường của lớp lần đẩu tiên đạt giải Nhất mà quan trọng hơn, lớp tôi được chọn đi thăm Trung đoàn II tại tỉnh Bắc Giang. Với riêng tôi, buổi gặp này vừa vui vừa mang đến nhiều cảm xúc bởi tôi sẽ được thay mặt các bạn phát biểu suy nghĩ của thế hệ mình vê' thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh bảo vệ Tổ quốc.

Trước chuyến tham quan ý nghĩa này, ai cũng háo hức và đến trường sớm hơn thường ngày. Tôi chưa từng đi đâu xa nên cách chuyến đi mấy ngày, tôi đã chuẩn bị đủ thứ quần áo và đồ dùng. Đến đêm hôm trước ngày đi, tôi vẫn còn trằn trọc khó ngủ và rất hổi hộp về cuộc nói chuyện của mình với các chú bộ đội. Chặng đường ba tiếng đồng hồ nhưng tôi và các bạn thấy thật gẩn vì suốt hành trình, chúng tôi rôm rả nói chuyện, hát hò và chơi trò chơi tập thể trên xe.

Ngay từ khi mới gặp, các chú bộ đội đã cho tôi và các bạn ấn tượng đặc biệt vể tình cảm các chú dành cho chúng tôi. Chiếc xe của trường vừa đến cổng doanh trại đã thấy các chú đứng đó chờ đón cả đoàn. Bạn nào bước xuống xe cũng được bắt tay nồng hậu, cái nắm tay thật chặt của những người lính vừa rắn rỏi bởi rèn luyện thao trường vừa giàu lòng hiếu khách. Chúng tôi đi trên một đoạn đường khá dài để đến phòng giao lưu, những luống hoa rực rỡ hai bên cùng những cây dã hương cổ thụ xanh ngát khiến tôi bất ngờ. Tôi từng nghĩ, doanh trại phải là một nơi khô khan chỉ có súng ống đạn dược, thao trường và những chiếc xe phục vụ quân đội.

Ngạc nhiên hơn nữa, phòng giao lưu để chúng tôi gặp gỡ các chú bộ đội được bày trí và chuẩn bị thật tuyệt! Trên trần nhà là những quả bóng bay nhiều màu sắc thật vui mắt, giữa phòng là đổ ăn ngọt, món khoái khẩu của học sinh chúng tôi. Điều tôi thích là các chú sắp xếp chỗ ngổi của mọi người theo hình vòng cung, chỗ ngồi của các chú xen lẫn với chúng tôi một cách gần gũi, quây quần. Không khí thoải mái và thân mật ấy khác hẳn những cuộc mít tinh với sân khấu xa cách ở phía trên và học sinh ngồi tít tắp ở phía dưới mà tôi từng tham dự. Trong buổi ra mắt, chúng tôi và các chú tự giới thiệu về mình, chú nào cũng có cách giới thiệu hài hước và đầy chất lính khiến từng người trong chúng tôi cũng cố gắng để giới thiệu thật hay về bản thân mình. Giới thiệu xong, Sư đoàn trưởng giới thiệu vê' quá trình hình thành, lịch sử phát triển và những nhiệm vụ ngày nay của quần đội nhân dần. Cách kể hài hước, dí dỏm đẩy chất lính khác hẳn những bài phát biểu trong các buổi mít tinh thông thường khiến chúng tôi thấy hào hứng hơn hẳn.

Xem thêm:  Cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong “những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.

Cả đoàn càng thích thú khi được nghe các chú bộ đội hát những bài hát trẻ trung mà ai cũng thích. Chú Trung vừa đánh đàn ghi-ta vừa hát bài “Xuân chiến khu” thật hấp dẫn, chú Hòa còn hát cả ca khúc tiếng Anh “We don't talk anymore” nổi tiếng của ca sĩ người Mĩ Charlie Puth. Nhưng chúng tôi cực kì ấn tượng khi các chú hát đồng ca bài “Chúng tôi là người lính Bác Hổ”. Được nghe một bài hát vê' những người lính “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” bởi chính những chú bộ đội và tại doanh trại quân đội, tôi đã xúc động mạnh mẽ bởi khí thế hào hùng của bài ca đi cùng năm tháng ấy. Các cô giáo và các bạn trường tôi cũng tặng các chú nhiều bài hát rất hay nhưng sôi động nhất là tiết mục nhảy Zumba của lớp tôi. Chúng tôi đã dành cả tháng trời để tập bài nhảy vui tươi ấy nên khi được cả tập thể hưởng ứng thích thú, chúng tôi thật hạnh phúc và. hành diện. Nhưng trong buổi gặp mặt ngày hôm ấy, điểu đọng lại trong tôi lại không phải là những tiếng nhạc hay những động tác Zumba mà là những câu chuyện chân thực được kể bởi cụ Tư, một người lính già người miền Nam nhưng đã chiến đấu anh hùng và gắn bó với đất Bắc. Kỉ niệm trong chiến tranh cụ đã trải qua và đôi mắt như tái hiện cả một thời đại trong quá khứ khiến lũ nhóc chúng tôi không đùa nghịch hay nhắng nhít được nữa, tất cả chỉ biết im lặng để lắng nghe. Sau những tiết mục văn nghệ vui vẻ, chúng tôi ngồi quân quần thành vòng tròn với các chú bộ đội, bỗng một chú bộ đội lễ phép đưa một cụ già vào khán phòng. Cụ mặc trang phục lính nhưng tôi không thấy có những ngôi sao hay nhiều vạch kẻ như các chú bộ đội trẻ ở đây. Sau khi bắt tay và chào cụ, chú Trung nói với chúng tôi: 

– Đã đến doanh trại quân đội thì các cháu phải được nghe câu chuyện của người lính, đời lính. Đến dự với buổi gặp mặt ngày hôm nay có cụ Tư, người lính miền Nam đã đi qua cuộc kháng chiến chống Mĩ, cụ năm nay 98 tuổi. Các cháu sẽ được nghe câu chuyện của đất nước mình bởi một công dân, một người lính trực tiếp đi qua những năm tháng đau thương nhất nhưng cũng hào hùng nhất kể lại.

Cụ Tư có cách nói chuyện vừa hài hước vừa xúc động. Cụ chỉ vào bộ quân phục cũ kĩ và cho chúng tôi biết nó đã bước từ thời chiến đến thời bình và sẽ gắn bó với cụ đến cuối đời. Trong suốt câu chuyện, lúc thì chúng tôi hổi hộp với những trận đánh, lúc thì trầm tư vì sự mất mát của quân ta. Chúng tôi cứ thế tròn mắt lắng nghe, ngay cả cậu bạn Phúc Thanh vốn ghét môn Lịch sử vậy mà ngồi sát vào cụ Tư mà nghe với gương mặt chưa bao giờ nghiêm túc như thế.

Rồi cụ kể kỉ niệm rơi vào tay địch, kẻ thù tra tấn dã man, có lúc quá đau đớn, muốn chào đổng chí, đổng bào mà đi trước. Nhưng trước quân thù, tự sát cũng là đầu hàng. Bởi vậy, cụ nhất định giữ vững bí mật cách mạng và cũng nhất định giữ cho kì được tiạh' thần chiến đấu quật cường. Trong chiến tranh, không chỉ chứng kiến sự hi sinh của đổng đội hay cảnh đồng bào bị thảm sát mà khi thấy quân địch ngã xuống, sự ám ảnh về chết chóc cũng khiến cụ không bao giờ quên.

Sau khi dứt lời, cụ Tư nhìn một lượt xung quanh chúng tôi, ánh mắt của cụ chứa đựng nhiều điều mà có lẽ những gương mặt non trẻ chúng tôi không thể nào thấu hiểu. Cụ đê' nghị chúng tôi chia sẻ suy nghĩ và cảm nhận vê' người lính sau khi trò chuyện cùng các chú và nghe cụ kể chuyện. Cả lớp đều đổ dổn ánh mắt vào tôi khiến mặt tôi đột nhiên đỏ bừng lên. Biết rằng theo kế hoạch, tôi được chỉ định để phát biểu suy nghĩ nhưng việc không bao giờ đủng trước đám đông, không bao giờ rèn luyện kĩ năng nói khiến tôi có nguy cơ khiến mọi người sốt ruột và xấu hổ. Hít một hơi thật sâu để bình tĩnh lại, tôi chỉ nghĩ một điều duy nhất trong tâm trí, những người lính như

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về vấn đề bạo lực học đường

cụ Tư đã sống cuộc đời thật đẹp và thật đáng trân trọng, những thế hệ trước đã sống những trang đời cháy sáng và chẳng bao giờ có thể lãng quên, tôi không cần phải đọc lại bài phát biểu đã nhẩm thuộc từ mấy ngày trước, tôi chỉ cần nói lên những gì đang nghĩ và những gì đang cảm thấy mà thôi. Bắt đẩu bằng những câu rụt rè nhưng chân thành đẩu tiên, tôi bắt đầu bày tỏ sự khâm phục, sự ngưỡng mộ đối với thế hệ cha anh. Nhưng điều tôi muốn nhấn mạnh nhất và cũng là điều khiến cụ Tư và các chú bộ đội vẫn hay nhắc mỗi khi gặp lại các thầy cô trường tôi, đó là việc tôi lại gần ôm lấy cụ Tư và nắm tay cụ thật chặt, tôi muốn chia sẻ nỗi buồn mất mát người thân đã theo cụ suốt cuộc đời, điều đó thật đáng sợ biết bao.

Chiều hôm ấy, chúng tôi được đi thăm vườn rau, khu chăn nuôi, nhà bếp và thao trường của các chú. Thích nhất là công đoạn được các chú dạy gấp chăn màn vuông vức đến mức hoàn hảo. Công việc tưởng dễ nhưng rất nhiều bạn trong lớp tôi ngồi hì hụi làm đi làm lại mà vẫn không đạt yêu cầu. Các chú đều phá lên cười khi thấy sự thích thú của chúng tôi, có lẽ các chú hiểu nếu không phải một ngày tham quan mà là hai năm trong quân ngũ với đời sống quân đội, chắc chúng tôi sẽ khó thích thú được như bây giờ.

Sau một ngày đầy ắp các hoạt động, ai nấy đều im lặng, một phần vì thấm mệt một phần vì suy tư sau khi hiểu rõ hơn vể sự hi sinh thầm lặng và cuộc đời đầy gian lao, mất mát của thế hệ cha anh. Tôi tin các bạn cũng như tôi, vừa yêu quý người lính vừa yêu thêm cuộc sống hòa bình!

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Post Comment