Văn mẫu lớp 8

Viết bài giới thiệu về Giăng-giắc Ru-xô và trích đoạn Đi bộ ngao du

Viết bài giới thiệu về Giăng-giắc Ru-xô và trích đoạn Đi bộ ngao du

Hướng dẫn

G. Ru-xô (1712 – 1788) là nhà triết học lớn của nước Pháp ở Thế kỉ Ánh sáng (thế kỉ XVIII). Năm 14 tuổi học nghề thợ chạm, rồi sống lang thang, làm đủ các nghề như dạy nhạc, làm đầy tớ, làm gia sư… Nhờ thông minh, biết tự học và sáng tạo, ông đã trở thành nổi tiếng với 10 tác phẩm gồm nhạc, kịch, tiểu thuyết, luận văn, triết học, tiêu biểu nhất là hai tác phẩm “Khế ước xã hội” và “Ê-min hay về giáo dục”.

Quan điểm triết học của Ru-xô rất tiến bộ: đề cao con người tự nhiên, chống lại con người xã hội, đấu tranh cho một nền giáo dục dân chủ, tự do, lên án xã hội đương thời đã chà đạp, nô dịch và làm tha hóa con người.

Tác phẩm “Ê-min hay về giáo dục” được Ru-xô viết vào năm 1762, là đỉnh cao triết học của ông, gồm có năm cuốn. Ê-min là một nhân vật tượng trưng, được nuôi dưỡng từ thơ bé trong cuộc sống tự nhiên, trong môi trường dân chủ và tự do mà trí tuệ, nhân cách và thể lực ngày một phát triển tốt đẹp.

Trích đoạn“Đi bộ ngao du” rút trong cuốn 5, khi Ê-min đã khôn lớn, trưởng thành. Qua đoạn trích, Ru-xô khẳng định đi bộ ngao du thật có ích và vô cùng thú vị.

Trích đoạn “Đi bộ ngao du” gồm có ba đoạn văn: mỗi đoạn văn là một luận điểm: Đi bộ ngao du rất thoải mái, chủ động và tự do; Đi bộ ngao du rất có ích vì quan sát, học tập được nhiều kiến thức trong thế giới tự nhiên bao la; Đi bộ ngao du rất thú vị.

Đi bộ ngao du rất thoải mái, chủ động và tự do.

ỞPháp và Tây Âu trong thế kỉ XVIII, đi ngựa là sang trọng, văn minh.Nhưng Ru-xô đã so sánh và khẳng định: đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa. Đi bộ ngao du rất thoải mái và chủ động: có thể đi hay dừng, có thể quay phải, quay trái, quan sát khắp nơi, xem xét tất cả tùythích. Có thể đến với bao cảnh đẹp, cảnh lạ đó đây: một dòng sông, một khu rừng rậm, một hang động, một mô đá… Đến đâu ưa thích thì ta lưu lại đấy, lúc nào thấy chán thì đi. Đi bộ ngao du rất tự do, ta chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm, có thể đi theo những con đường mà ta thích, gặp thời tiết xấu thì ta đi ngựa, chẳng hềvội vã… E-min to khỏe, không mệt mỏi, em tìm được nhiều thú để giải trí, để làm việc, để vận động chần tay.

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Đôn Ki-hô-tê trong cảnh đánh nhau với cối xay gió

Đi bộ ngao du rất có ích.

Đi bộ ngao du là để quan sát, tìm tòi, phát hiện như Ta-lét, Pla-tông và Pi-ta-go, những nhà triết học, toán học vĩ đại của Hi Lạp thời cổ đại. Đi bộngao du là để xem xét những tài nguyên, là để biết các đặc sản nông nghiệp và cách thức trồng trọt những đặc sản ấy. Là để phát triển hứng thú với tự nhiên khoa học: xem xét một khoảnh đất mà mình đi qua, ghè một vài mẫu của lèn đá, sưu tập hoa lá, những hòn sỏi, các hóa thạch của những quả núi. Ru-xô so sánh một cách hóm hỉnh để làm nổi bật lí lẽ của mình: phòng sưu tập của “những triết gia phòng khách” thì có đủ “các thứ linh tinh” vì họ “chỉ biết gọi tên” nhưng “chẳng có một ý niệm gì về tự nhiên cả!”. Trái lại phòng sưutập của Ê-min là phòng sưu tập “cả trái đất”, “phong phú hơn các phòng sưu tập của vua chúa” và có thể so sánh với các công trình của Đô-băng-tông (1716 — 1800) nhà tự nhiên học lừng danh của nước Pháp.

Qua đó, Ru-xô đã đề cao con người tự nhiên, ông chỉ rõ phải đưa con người vào trong môi trường tự nhiên để mở mang kiến thức phát triển nhân cách. Giáo dục không được thoát li tự nhiên, nếu không sẽ trở thành viển vông, vô nghĩa. Tư tưởng ấy, quan điểm ấy rất tiến bộ, đến nay vẫn còn nhiều ý nghĩa.

Đi bộ ngao du vô cùng thú vị.

Đi bộ ngao du còn làm cho sức khỏe “được tăng cường”, tính khí trở nên “vui vẻ”. Kẻ xa hoa sống trong tiện nghi sang trọng (ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm” thì tâm hồn bệnh hoạn “mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ”. Trái lại, Ê-min vì đi bộ nhiều nên lạc quan, yêu đời: “luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả”; ăn ngon miệng hơn dù “bữa cơm đạm bạc”, ngủ ngon giấc hơn dù “cái giường tồi tàn". Người ta có lúc phải phóng xe trạm cho nhanh, cho được việc, nhưng muốn ngao du thì phải đi bộ. Thú vị của đi bộ ngao du là làm cho con người trở nên giản dị hơn, biết sống, yêu sống và yêu đời hơn.

Xem thêm:  Suy nghĩ về tác dụng của việc đọc sách

Cách viết của Ru-xô rất thâm trầm, giản dị. Qua các ngôi thứ: “Tôi, ta, Ê- min” ông đã làm cho giọng văn thay đổi, lúc thì tranh biện, lúc thì tâm sự. Lí lẽ, dẫn chứng ông nêu ra là sự thật hiển nhiên, là chân lí, đầy sức thuyết phục. Có lúc tác giả sử dụng so sánh một cách hóm hỉnh để khẳng định lí lẽ, quan điểm của mình. Lí lẽ dẫn chứng và cách lập luận của Ru-xô rất mạch lạc và khúc chiết, sáng tỏ và sâu sắc khi khẳng định một chân lí: đi bộ ngao du rất thoải mái và tự do, rất bổ ích và thú vị. Ai cũng nên biết, cần biết đi bộ ngao du để mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt, phát triển nhân cách, thể lực, làm cho cuộc sống có màu sắc ý vị.

Đọc trích đoạn “Đi bộ ngao du” của Ru-xô, hơn bao giờ ta thêm sáng tỏ: học trong tự nhiên rộng lớn, học trong cuộc sống muôn màu là một trong những cách học tích cực nhất, có giá trị nhất.

Trình bày những nét khái quát về tác giả của tiểu thuyết Ê-min hay về giáo dục.

Bài làm

J. J. Ru-xô là nhà văn, nhà triết học vĩ đại của nước Pháp trong thế kỉ XVIII. Ông sinh năm 1712 tại Thụy Sĩ và mất năm 1778 tại Pháp. Ông sinh ra trong một gia đình bốlàm thợ sửa đồng hồ, mãi đến năm 10 tuổi mới bắt đầu đi học và cũng chỉ được hai năm. Thời kì tuổi thơ ngọt ngào nhanh chóng trôi qua, ông bắt đầu đi học nghề thợ khắc. Trong một thời gian dài 13 năm từ năm 1728, ông phải bôn ba để kiếm sống và trải qua nhiều cay đắng tủi nhục. Thời gian đó ông có lúc làm thợ khắc, lúc làm đầy tớ trong gia đình quý tộc, lúc phải nương nhờ Đơ Van-ren, lúc vào học ở Đại chủng viện… sauđó ông đi học nhạcrồi dạy nhạc để kiếm sống. Trong gần 5 năm ở nhà Đơ Van-ren, Ru-xô đọc sách suốt ngày đêm, từ sách lịch sử, triết học, văn học, địa lí đến thiên văn học, vật lí, hóa học…

Xem thêm:  Soạn văn bài Tập làm văn: Kể lại buổi đầu em đi học

Cuối năm 1740, Ru-xô đến Pa-ri và một giai đoạn mới trong cuộc đời ông đã mở ra. Ông bắt đầu dạy nhạc và làm thư kí. Năm 1746, Ru-xô lập gia đình. Vợ của ông là một cô gái nghèo làm nghề giặt thuê tên là Tê-re-dơ. Sau này, trong cuốn hồi kí của mình, Ru-xô kể lại: Tê-re-dơ là niềm an ủi duy nhất có thực trời ban cho tôi trong cảnh cùng khổ, và chỉ riêng niềm an ủi ấy đủ giúp cho tôi chịu đựng được cuộc đời. Năm 1750, Ru-xô giành giải thưởng của Viện hàn lầm khoa học Đi-gông với tác phẩm Luận về khoa học và nghệ thuật. Năm 1752, ông viết tác phẩm Thầy bói nông thôn và để lại dấu ấn nhờ tác phẩm này. Những năm sau đó, tài năng của Ru-xô được bộc lộ và hàng loạt tác phẩm đã được ông cho ra đời. Trong đó phải kể đến như Nàng Ê-lôi-dơ mới, Khế ước xã hội, Ê-min hay về giáo dục, Những bức thư từ trên núi, Những điều bộc lộ… Những năm tháng cuốiđời, Ru-xô bị thế lực Nhà thờ và bọn phản động săn đuổi nhiều lần, có lúc ông phải thay đổi họ tên để trốn tránh.

Năm 1778, Ru-xô qua đời. Hơn mười năm sau, khi cách mạng tư sản Pháp thắng lợi, thi hài của ông mới được đưa về an táng tại điện Păng-tê-ông, nơi dành cho các danh nhân vĩ đại của nước Pháp.

Cuộc đời của Ru-xô là cuộc đời của một con người nhiều cay đắng mà vinh quang. Bài học lớn nhất của ông là bài học về tự học và kiên cường vượt qua mọi thử thách, quyết tâm theo đuổi chí hướng của mình.

LUYỆN TẬP

Đề 1. Em hiểu như thế nào về quan niệm của Ru-xô: đi bộ ngao du là làm cho con người trở nên giản dị hơn, biết sống – yêu và yêu đời hơn.

Đề 2. Phân tích những ý chính trong đoạn trích Đi bộ ngao du của Ru-xô.

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Post Comment