Văn mẫu lớp 10

Thuyết minh về phố đi bộ Nguyễn Huệ

về phố đi bộ Nguyễn Huệ – Bài 1

Phố đi bộ Nguyễn Huệ thuộc địa phận phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Đây là tuyến phố đi bộ kết hợp giao thông nhất Việt Nam.

thuyet minh ve pho di bo nguyen hue - Thuyết minh về phố đi bộ Nguyễn Huệ

Thời Pháp thuộc, đường Nguyễn Huệ chính là kênh đào Chợ Vải dẫn từ bờ sông Sài Gòn (bến Bạch Đằng ngày nay) vào tận dinh Xã Tây (nay là trụ sở UBND TP. Hồ Chí Minh). Kênh Chợ Vải là tuyến giao thông đường thủy để các tàu buôn cung cấp hàng hóa cho chợ Bến Thành cũ nằm bên bờ sông Bến Nghé và các tàu chở quân nhân vào thành được lưu thông dễ dàng. Dọc hai bờ kênh là hai mà người Pháp đặt tên là Charner và Rigault. Năm 1887, Pháp cho lấp kênh và sát nhập hai thành đại lộ Charner. Đầu đại lộ Charner (phía trước mặt trụ sở UBND TP. Hồ Chí Minh ngày nay) là địa điểm ban nhạc hải quân Pháp thường trình diễn vào những dịp lễ trang trọng. Đại lộ Charner được đổi tên thành đại lộ Nguyễn Huệ vào năm 1956 và trở thành đẹp nhất Sài Gòn thời đó.

Hiện đường Nguyễn Huệ đã được nâng cấp, cải tạo thành phố đi bộ có chiều dài 670m, rộng hơn 60m, gồm 2 phần với điểm nối là vòng xoay Cây Liễu. Phần công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh (từ đường Lê Thánh Tôn đến đường Lê Lợi) đặt tượng đài Bác Hồ bằng hợp kim đồng cao 7,2m, tư thế hướng mặt về sông Sài Gòn. Phía sau tượng đài Bác Hồ là tấm bia ghi sự kiện Uỷ ban Hành chính lâm thời Nam Bộ ra mắt nhân dân thành phố sau thành công của Cách mạng tháng 8/1945. Công viên được bố trí hồ sen, 2 hàng sứ trắng cùng nhiều hoa, cây cảnh rực rỡ sắc màu. Phần quảng trường Nguyễn Huệ (từ đường Lê Lợi đến đường Tôn Đức Thắng) gồm một trục đường đi bộ ở giữa lát đá granite dày 10cm, hai bên là hai làn đường dành cho phương tiện lưu thông. Ngăn cách giữa trục đường đi bộ và hai làn đường là những hàng cây xanh xen kẽ các bồn hoa. Trên các hàng cây lắp đặt hệ thống phun sương mở vào giờ nhất định để làm mát không khí, ngăn bụi và tạo độ ẩm cho cây phát triển. Quảng trường còn được lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng nghệ thuật, nhạc nước hiện đại, 2 khu tầng hầm bố trí trung tâm giám sát và điều khiển hệ thống camera, chiếu sáng, nhạc nước, nhà công cộng…

Xem thêm:  Phân tích tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc và tấm lòng của ông đối với làng quê, đất nước và với kháng chiến trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ sẽ là nơi tổ chức các buổi diễu hành, mít tinh, lễ hội đường phố, đường hoa, hoạt động triển lãm văn hóa, thể thao, biểu diễn nghệ thuật… của thành phố. Phố đã được phủ sóng wifi miễn phí 24/24 giờ phục vụ du khách tham quan với cổng dung lượng đầu ra có tốc độ 1GB/giây, đảm bảo nhiều người có thể truy cập cùng lúc.

Thuyết minh về phố đi bộ Nguyễn Huệ – Bài 2

Phố đi bộ Nguyễn Huệ là công trình chào mừng 40 năm giải phóng Miền Nam – Thống nhất đất nước, kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí minh kính yêu. Công trình quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ rộng 64 m và có chiều dài 670 m, bắt đầu từ UBND TP HCM đến Bến Bạch Đằng. Trong tương lai, nơi này sẽ kết nối với quảng trường đi bộ bên bờ Thủ Thiêm (quận 2) bằng cầu đi bộ băng qua sông Sài Gòn.

Hiện tại, các hạng mục xây dựng chính của quảng trường Nguyễn Huệ gồm: nâng cấp, cải tạo mặt đường và vỉa hè hiện hữu bằng đá tự nhiên; xây lại hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, đài phun nước; xây ngầm trung tâm điều khiển ánh sáng, nhạc nước, âm thanh, hệ thống cây xanh v.v… với tổng kinh phí đầu tư gần 430 tỷ đồng.

Điểm nhấn của quảng trường là Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh (đối diện trụ sở UBND TP HCM). Đây là công trình được tuyển chọn từ 32 mẫu phác thảo dự thi. Theo đó, tổng thể công trình cao 7,2m; Tượng đài Bác bằng hợp kim đồng cao 4,5m, bệ tượng 2,7m. Chiều cao này đảm bảo tỷ lệ hài hòa giữa tượng đài và chiều cao công trình trụ sở HĐND – UBND TPHCM, phù hợp với phối cảnh, cảnh quan kiến trúc xung quanh công viên.

Xem thêm:  Thuyết minh về Chùa Thiên Mụ

Ngoài ra, để đảm bảo thông thoáng của khu vực trang nghiêm nhưng không quá đơn điệu giữa không gian khá rộng lớn; hai hồ phun nước đã được thiết kế trên tuyến phố. Hồ phun nước kết hợp với ánh sáng, âm thanh, màu sắc sẽ tạo nên vẻ đẹp ấn tượng, đặc sắc về đêm.

Ngầm bên dưới lòng phố đi bộ Nguyễn Huệ là hệ thống nhà vệ sinh được thiết kế hiện đại, sang trọng. Nơi này ắt hẳn sẽ tạo sự ngạc nhiên không nhỏ đối với du khách khi tham quan bởi sự tiện lợi, sạch sẽ không thua gì các khách sạn gần đấy

Dọc theo quảng trường, hệ thống camera an ninh đã được lắp đặt nhằm theo dõi mọi hình ảnh, diễn biến an ninh trật tự tại quảng trường Nguyễn Huệ. Toàn bộ hệ thống này truyền dữ liệu hình ảnh ghi nhận được xuống trung tâm xử lý thông tin nằm ngầm bên dưới quảng trường.

Được biết, sắp tới đây, toàn tuyến phố đi bộ sẽ được lắp đặt hệ thống Wifi, phát sóng 24/24 và hoàn toàn miễn phí nhằm phục vụ du khách tham quan. Với cổng dung lượng đầu ra tốc độ lên đến 1GB/giây, đảm bảo đủ nhu cầu cho nhiều người cùng truy cập.

Trong khi đó, UBND Quận 1 cho biết sẽ lắp đặt 160 băng ghế trên đường Nguyễn Huệ. Các băng ghế này làm từ gỗ dầu trồng tại khu vực Nhà hát thành phố trước đây nhưng đã chặt hạ để phục vụ tuyến metro số 1.

Xem thêm:  Soạn văn bài Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh

Như vậy việc xây dựng và sớm đưa vào hoạt động các công trình sẽ góp phần tạo nên cảnh quan một Thành phố Hồ Chí Minh văn mình, hiện đại, nghĩa tình.

Post Comment