Thuyết minh về Nhà thờ Đức Bà – Bài 1
Ngay sau khi chiếm được Sài Gòn, người Pháp đã cho xây dựng nhà thờ để làm nơi hanh lễ cho những người công giáo trong đôi quan Viễn Chinh. Nhà thờ được xây ở đường số 5, trên nên của một ngôi chùa nhỏ của người Việt đã bị bỏ hoang… Ngoài mục đích làm chỗ thờ phụng, hành lễ cho tín đồ, việc xây dựng nhà thờ lớn cũng nằm trong mục đích phô trương đạo Công giáo và sự vĩ đại của nền văn minh nước Pháp trước người dân thuộc địa.
Nhà thờ Đức Bà là một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất tại Sài Gòn, luôn thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Toà thánh đường có chu vi 91 x 35,5 m, chiều cao 21 m. Chung quanh không có tường rào bao bọc. Móng của nhà thờ thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ bên trên. Nhìn bên ngoài, từ tường đến mái toàn bộ là một màu đỏ gạch nung tươi mới, không hề có rêu mốc bám vào. Hiện trong nhà thờ còn có một số ngói vỡ, bên trên có in hàng chữ Guichard Carvin, Marseille St André France (có thể đây nơi sản xuất loại ngói này), một số mảnh ngói khác lại có hàng chữ Wang – Tai Saigon. Có thể đây là mảnh ngói được sản xuất sau tại Sài Gòn dùng để thay thế những mảnh ngói vỡ trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai, thời gian mà theo Linh mục Vương Sĩ Tuấn (phụ tá Linh mục Chánh sở Huỳnh Công Minh), có nhiều cửa kính của nhà thờ bị vỡ. Hệ thống kính màu trên tường gồm 56 chiếc, mô tả các nhân vật và sự kiện trong Thánh kinh. Khi có ánh sáng chiếu vào toát lên vẻ đẹp lung linh, lộng lẫy. 31 lỗ thông hơi hình bông hồng tròn, xuyên thẳng vào tường rất khéo trông như những hoa văn trên tấm lụa. 25 cửa sổ mắt bò bằng kính nhiều màu ghép lại với những hình ảnh rất đẹp.
Nội thất thánh đường được thiết kế thành một lòng chính, hai lòng phụ, tiếp đến là hai dãy nhà nguyện. Thánh đường có sức chứa khoảng 1.200 người, với hai hàng cột chính hình chữ nhật mỗi bên sáu chiếc (tổng cộng 12 chiếc) tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ. Ngay sau hàng cột chính là một hành lang có khá nhiều khoang. Tại đây, đặt khoảng hơn 20 bàn thờ với các bệ thờ và tượng thánh nhỏ làm bằng đá trắng khá tinh xảo. Hệ thống chiếu sáng của thánh đường ngay từ đầu đã được thiết kế bằng điện, không dùng đèn cầy. Ban ngày thì được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, thông qua các cửa kính màu và các lỗ thông gió.
Hai toà tháp chuông được xây dựng năm 1895, cao 57 m. Năm 1920, ở mỗi bên tháp chuông, người ta đặt một cây thánh giá cao 3,5 m, ngang 2 m. Tổng thể chiều cao từ mặt đất lên đỉnh thánh giá là 60,5 m. Tháp chuông có 6 quả chuông nặng tổng cộng 25.850kg lớn nhất Viễn Ðông thời đó, âm thanh phát ra là Sol, La, Si, Do, Ré, Mi. Từ bên ngoài nhìn vào, gác chuông bên phải là lầu chuông Nam. Nơi đây được treo quả chuông lớn nhất và 3 quả chuông nhỏ hơn. Bên trái là lầu chuông Nữ được treo hai quả chuông còn lại.
Phía trước thánh đường là một công viên. Giữa công viên là bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình (hay Nữ vương Hòa Bình). Ở một góc vạt áo phía bên trái tượng có khắc tên tác giả là G. Ciocchetti. Tượng được tạc ở Ý, chuyển về Sài Gòn năm 1959, bằng đường thuỷ. Bức tượng cao 4,6 m, nặng 5,8 tấn, bằng đá cẩm thạch trắng, không đánh bóng, còn giữ được vẻ thô sơ. Tượng tạc hình Đức Mẹ trong tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu, trên trái địa cầu có đính cây thánh giá, mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời như đang cầu nguyện cho Việt Nam và cho thế giới được hoà bình. Chân Đức Mẹ đạp đầu con rắn. Trên bệ đá, phía trước bức tượng, người ta có gắn một tấm bảng đồng với hàng chữ tiếng Latin: REGINA PACIS – OPRA PRONOBIS – XVII. II. MCMLIX (Nữ vương Hoà bình – Cầu cho chúng tôi – 17-02-1959). Phía dưới bệ đá, chỗ giáp với chân tượng, có một cái hốc nhỏ, bên trong đặt một chiếc hộp bằng bạc, chứa những lời kinh cầu nguyện cho hoà bình.
Đây là một công trình kiến trúc thật sự có giá trị rất lớn về mặt lịch sử và nghệ thuật kiến trúc xây dựng. Là minh chứng sống cho một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta. Mặc dầu nhà thờ Đức Bà đã trải qua trên trăm năm tuổi nhưng ngày nay nó vẫn tồn tại như một di tích sống minh chứng cho sự tư do tín ngưỡng của đất nước. Khách tham quan nước ngoài và trong nước không thể không đến nơi đây, đặc biệt là vào đêm Noel khu vực nhà thờ và trung tâm thành phố biến thành một khu vực lễ hội tưng bừng.ột trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất tại Sài Gòn, luôn thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.
Thuyết minh về Nhà thờ Đức Bà – Bài 2
Tọa lạc tại số 1 Công xã Paris, thành phố Hồ Chí Minh. Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài Gòn, thường được biết đến với tên nhà thờ Đức Bà. Đây là nhà thờ công giáo có quy mô lớn và đặc sắc, là ngôi thánh đường nguy nga và cổ kính, là một trong những công trình kiến trúc thu hút nhiều khách tham quan nhất tại thành phố này. Có thể nói Nhà thờ Đức Bà đã trở thành một điểm du lịch lý tưởng không chỉ đối với du khách trong nước mà còn là điểm hút lớn đối với du khách quốc tế.
Theo tài liệu, Nhà thờ Đức Bà được thực hiện theo đồ án của kiến trúc sư J. Bourad. Nhà thờ được khởi công xây dựng từ năm 1877 và hoàn thành vào năm 1880. Sau khi đề án thiết kế được chọn, Đô đốc Duperré cho đấu thầu việc xây dựng thánh đường và cũng chính kiến trúc sư J. Bourad là người trúng thầu và trực tiếp giám sát công trình này. Mọi vật liệu từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Trong đó, toàn bộ nhà thờ có chiều dài là 93m, rộng 35,5m và cao 57 m, sức chứa của thánh đường có thể đạt tới 1.200 người.
Nội thất thánh đường có hai hàng cột chính hình chữ nhật, mỗi bên sáu chiếc tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ. Ngay sau hàng cột chính là một hành lang và kế đó là nhiều nhà nguyện nhỏ với những bàn thờ nhỏ, cùng các bệ thờ và tượng thánh nhỏ làm bằng đá trắng khá tinh xảo. Bàn thờ nơi Cung Thánh làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối có hình sáu vị thiên thần khắc thẳng vào khối đá đỡ lấy mặt bàn thờ, bệ chia làm ba ô, mỗi ô là một tác phẩm điêu khắc diễn tả thánh tích. Trên tường được trang trí nổi bật 56 cửa kính mô tả các nhân vật hoặc sự kiện trong Thánh Kinh, 31 hình bông hồng tròn, 25 cửa sổ mắt bò bằng kính nhiều màu ghép lại với những hình ảnh rất đẹp. Tất cả các đường nét, gờ chỉ, hoa văn đều tuân thủ theo thức Roman và Gôtich, tôn nghiêm và trang nhã. Trên trán tường của cửa chính nhà thờ có hàng chữ Latinh: "DEO OPTIMO MAXIMO BEATIEQUE MARIA VIRGIN IMMACULATOE – Nghĩa là: "Thiên Chúa tối cao đã ban cho Đức Trinh Nữ Maria được ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội".
Mặt trước thánh đường là một công viên với bốn con đường giao nhau tạo thành hình thánh giá. Trung tâm của công viên là bức tượng Đức Mẹ Hòa bình (hay Nữ vương Hòa bình). Tượng do nhà điêu khắc G. Ciocchetti thực hiện năm 1959. Tên của tác giả được ở trên tà áo dưới chân, phía bên trái của bức tượng. Bức tượng cao 4,6 m, nặng 8 tấn, bằng đá cẩm thạch trắng của Ý, được tạc với chủ đích để nhìn từ xa nên không đánh bóng, vì vậy mà toàn thân tượng, kể cả vùng mặt vẫn còn những vết điêu khắc thô. Tượng Đức Mẹ trong tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu, trên trái địa cầu có đính cây thánh giá, mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời như đang cầu nguyện cho Việt Nam và cho thế giới được hòa bình. Trên bệ đá, phía trước bức tượng, người ta có gắn một tấm bảng đồng với hàng chữ La Tinh: "REGINA PACIS ORA PRO NOBIS – XVII. II. MCMLIX" – Nghĩa là: "NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH – CẦU CHO CHÚNG TÔI – 17.02.1959"
Có thể khẳng định. Vương cung Thánh đường Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn là một trong những công trình đặc sắc thu hút nhiều khách tham quan nhất tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi giáo đường tráng lệ và cổ kính này không chỉ là một công trình tôn giáo mà còn là một kiến trúc mang nhiều giá trị văn hóa, lịch sử. Vừa qua, tờ AsiaOne của Singapore đưa Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu top 10 những điểm đến không xa Singapore có vẻ đẹp tiềm ẩn. Là điểm đến được tờ AsiaOne nhắc đến hàng đầu, Nhà Thờ Đức Bà là một trong những công trình kiến trúc đẹp nằm giữa trung tâm thành phố.
Thống kê tìm kiếm
- thuyết minh về nhà thờ đức bà