Soạn văn lớp 6

Soạn văn bài: Từ mượn

Soạn văn bài: Từ mượn

I. Từ thuần Việt và từ mượn

Câu 1:

  • Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.

  • Trượng: đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ (tức 3,33 mét); ở đây hiểu là rất cao.

Câu 2: Đây là những từ mượn của tiếng Hán.

Câu 3:

  • Các từ mượn chưa Việt hóa (nguồn gốc Ấn Âu), dùng dấu gạch ngang giữa các tiếng: ra-đi-ô, in-tơ-nét.

  • Các từ cũng có nguồn gốc Ấn Âu nhưng đã được Việt hoá: : ti vi, xà phòng, mít tinh, ga, bơm, xô viết, …

  • Các từ mượn từ tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan, điện.

Câu 4:

  • Từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn: viết có dấu gạch ngang giữa các tiếng;

  • Từ mượn có nguồn gốc Ấn Âu , tiếng Hán nhưng đã được Việt hoá: viết như từ thuần Việt.

Ghi nhớ:

Từ mượn là từ vay mượn từ ngôn ngữ khác (ngôn ngữ cho) để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận.

Bộ phận từ mượn chiếm đa số, quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.

II. Nguyên tắc mượn từ

Vì đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới cho nên nhiều trường hợp chúng ta phải mượn từ của nước ngoài để diễn đạt những nội dung mới mà vốn từ của chúng ta không có sẵn.

Mượn từ nếu có chọn lựa, khi thật cần thiết thì sẽ làm giàu thêm ngôn ngữ dân tộc.

Xem thêm:  Suy nghĩ về văn hóa ứng xử của con người hiện nay

Nhưng nếu mượn tuỳ tiện thì sẽ có hại cho ngôn ngữ dân tộc, làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp, lai căng. Đây cũng chính là nguyên tắc mượn từ mà bất cứ dân tộc nào cũng phải coi trọng.

III. Luyện tập

Câu 1:

a. Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sính lễ.

  • Các từ mượn là: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ. Đây là các từ Hán Việt.

  • Có thể đặt câu với từ ngạc nhiên, ví dụ: Nhìn thấy tôi, cô ấy vô cùng ngạc nhiên.

b. Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.

  • Từ mượn là: gia nhân (người giúp việc trong nhà). Đây là từ Hán Việt.

  • Đặt câu, ví dụ: Nghe tiếng quan quát, tất cả gia nhân trong phủ đều cúi đầu sợ hãi.

c. Ông vua nhạc pốp Mai-cơn Giắc-xơn đã quyết định nhảy vào lãnh địa in-tơ-nét với việc mở một trang chủ riêng.

  • Các từ mượn: pốp, in-tơ-nét (gốc tiếng Anh); quyết định, (từ Hán Việt).

  • Đặt câu, ví dụ: Nhạc pốp là thể loại nhạc giới trẻ hiện nay rất yêu thích.

Câu 2: Các từ dưới đây được tạo nên bởi các tiếng ghép lại, hãy xác định nghĩa của từng tiếng trong các từ này.

a. giả: người, kẻ; khán: xem; thính: nghe; độc: đọc.

Xem thêm:  Phân tích tác hại của việc thiếu trung thực trong thi cử

b. yếu điểm: điểm quan trọng; yếu lược: tóm tắt những điều quan trọng; yếu nhân: người quan trọng. (yếu ở đây là quan trọng)

Câu 3: Hãy kể tên một số từ mượn là:

  • Tên các đơn vị đo lường: mét, ki-lô-mét, lít, ki-lô-gam,…

  • Tên một số bộ phận của xe đạp: ghi đông, pê đan, gác-đờ-bu,…

  • Tên một số đồ vật: ra-đi-ô, cát sét, pi-a-nô,…

Câu 4:

a. Bạn bè tới tấp phôn / gọi điện đến.

b. Ngọc Linh là một fan / người say mê bóng đá cuồng nhiệt.

c. Anh đã hạ nốc ao / đo ván võ sĩ nước chủ nhà.

– Các từ mượn trong các câu này là: phôn, fan, nốc ao

– Những từ này thường được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp bạn bè thân mật hoặc với người thân. Có thể sử dụng trên các thông tin báo chí, với ưu thế ngắn gọn. Tuy nhiên, không nên dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp trang trọng, nghi thức.

Post Comment