Soạn văn lớp 8

Soạn văn bài: Câu ghép

Soạn văn bài: Câu ghép

I. Đặc điểm chung của câu ghép.

Đọc đoạn trích trong SGK, tìm các cụm C-V trong những câu in đậm.

Câu 1: Câu có 1 cụm C-V (những chữ in đậm trong đoạn văn Tôi đi học – Thanh Tịnh).

– "Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp"

Câu 2: Câu có hai hoặc nhiều cụm C-V.

– "Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học".

– " Tôi quên thế nào được …"

Câu 3:

– Câu ghép là câu có hai hoặc nhiều cụm C-V không bao nhau.

Ví dụ: "Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ".

Đoạn văn trên có 7 câu thì các câu (1) (3) (7) là câu ghép, câu (4) là câu đơn có cụm C-V nằm trong thành phần trạng ngữ.

II. Cách nối các vế câu

Câu 1: Tìm thêm các câu ghép trong đoạn trích ở cụm 1.

a. "Hằng năm cứ đến ngày… kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường" (câu 1).

b. "Những lý tưởng ấy tôi chưa lần nào… không nhớ hết". (câu 3).

c. "Cảnh vật chung quanh tôi… hôm nay tôi đi học". (câu 7).

Câu 2: Trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối nhau bằng các quan hệ từ: và, vì: v

– Và trên không có những đám mây bàng bạc. (câu 1).

– Vì hồi ấy tôi không biết ghi (câu 3).

– Và ngày nay tôi không nhớ hết (câu 3)

Xem thêm:  Tập đề làm văn 6 đề 1: Kể lại truyện Con Rồng cháu Tiên.

– Vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn (câu 7).

III. LUYỆN TẬP

Câu 1: Các câu ghép trong các đoạn trích:

a. Không dùng từ nối:

– U van Dần, u lạy Dần!

– Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ!

– Sáng ngày, người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không?

Dùng từ nối:

– Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, nốt cả Dần nữa đấy.

b. Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ, khóc không ra tiếng. (không dùng từ nối)

Giá những cổ tục đã … cho kì nát vụn mới thôi. (có dùng từ nối)

c. Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay. (không dùng từ nối)

d. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. (có dùng từ nối)

Câu 2: Đặt mỗi cặp quan hệ từ một câu ghép.

a. Vì tôi lười học nên tôi bị điểm kém.

b. Nếu trời không mưa thì chúng tôi sẽ ra ngoài.

c. Tuy nhà bạn ấy nghèo nhưng bạn ấy học rất giỏi.

d. Chẳng những bà con hàng xóm mà nhà tôi cũng khó chịu với những âm thanh chat chúa từ cái loa của nhà nó.

Câu 3: Chuyển những câu ghép vừa đặt bằng hai cách bỏ các quan hệ từ, hoặc đảo lại trật tự các vế câu:

Xem thêm:  Soạn văn bài: Đi bộ ngao du

a. Tôi lười học, tôi bị điểm kém.

b. Trời không mưa, chúng tôi sẽ ra ngoài.

c. Nhà bạn ấy nghèo, bạn ấy học rất giỏi.

d. Bà con hàng xóm, nhà tôi cũng khó chịu với những âm thanh chat chúa từ cái loa của nhà nó.

* Đảo lại trật tự các vế:

– Tôi bị điểm kém vì tôi lười học.

– Chúng tôi sẽ ra ngoài nếu trời không mưa.

Câu 4: Đặt câu ghép với một cặp từ hô ứng dưới đây.

a.

– Vừa thấy mặt đã biến mất rồi.

– Mới đi một lúc đã thấy mệt.

– Chưa ăn đã chê là dở.

b.

– Người nào gieo gió, người nấy gặt bão.

– Đâu có nước ở đấy có cá.

c. Càng suy nghĩ bao nhiêu tôi càng lo cho nó bấy nhiêu.

Câu 5: Viết đoạn văn ngắn sử dụng câu ghép về đề tài:

a. Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông.

Hàng ngày chúng ta vẫn sử dụng một lượng lớn túi ni-lông mà không hề biết tới những tác động to lớn của nó tới môi trường. Túi nilông lẫn vào đất ngăn cản oxy đi qua đất, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, gây xói mòn đất. Túi nilông lọt và cống, rãnh, kênh, rạch sẽ làm tắc nghẽn gây ngập úng. Các hoá chất độc hại còn lại hay lẫn trong quá trình sản xuất túi nilông cũng sẽ thâm nhập vào đất, vào nguồn nước, vào đồ ăn thức uống gây tổn hại sức khoẻ con người,… Nếu chúng ta không có những biện pháp hạn chế sử dụng túi nilông ngay thì không bao lâu nữa kênh rạch, ruộng đồng, mọi nơi sẽ tràn ngập rác nilông, môi trường sẽ bị ô nhiễm nặng nề.

Xem thêm:  Phân tích tác phẩm Tình Cảnh Lẻ Loi Của Người Chinh Phụ – Ngữ văn 10

b. Tác dụng của việc lập dàn ý trước khi viết bài tập làm văn.

"Chắc hẳn nhiều người trong số các bạn đều biết tới việc lập dàn ý trước khi làm một bài luận, một bài báo hay chỉ đơn giản là làm một bài tập làm văn trên lớp. Mặc dù vậy, ít người trong chúng ta thực sự chú ý tới việc này và nguyên nhân là do chưa hiểu rõ tác dụng mà nó mang lại. Lập dàn ý giúp ta sắp xếp, chỉnh sửa được các ý sẽ đưa vào bài. Từ đó giới hạn và thanh lọc được những phần hay những ý,chi tiết cần thiết để giúp bài văn cô đọng,hàm súc. Ngoài ra, nó còn giúp ta sắp xếp được bố cục bài viết theo một thứ tự. Dù các ý của bạn được chọn lọc và tiêu biểu, nhưng nếu thiếu một bố cục mạch lạc, gắn kết với nhau thì bài viết sẽ rất hỗn độn. Nó sẽ làm người đọc hay người nghe mất thời gian để gắn kết các ý với nhau. Bố cục của bài viết còn ảnh hưởng tới việc diễn đạt ý. Với một bố cục hoàn chỉnh, người đọc và người nghe sẽ dễ dàng hiểu được ý mà bạn muốn diễn đạt từ đó tránh việc hiểu nhầm,hiểu sai. Vậy nên việc lập dàn ý khi làm một bài tập làm văn là thực sự quan trọng."

Post Comment