Văn mẫu lớp 6

Soạn bài Em bé thông minh

Soạn bài; Em bé thông minh

Hướng dẫn

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Việc đưa ra câu đố để thử tài con người là hiện tượng thường thấy trong truyện. Cách đưa ra câu đố và giải đố, tạo ra các tình huống để phát triển cốt truyện, tạo sức hấp dẫn, cuốn hút người đọc, người nghe, qua đó thể hiện được tài năng trí tuệ của người nghe.

2. Sự mưu trí, thông minh của em bé được thể hiện qua việc em bé giải quyết 4 tình huống khó

– Lần thứ nhất: Viên quan đưa ra câu hỏi phi lí và được em đáp lại bằng chính cái phi lí ấy (không ai đi cày lại bỏ công đếm số đường cày trong một ngày).

– Lần thứ hai: Giúp dân làng hoá giải câu đố của vua (bắt trâu đực đẻ ra trâu con).

– Lần thứ ba: Giải câu đố của vua dành cho mình một cách thông minh, khiến cả triều đình ngưỡng mộ (vua đã biết người tài là ai nên không cần đố cả làng nữa).

– Lần thứ tư: Việc giải đố lần này của cậu bé với trọng trách lớn, mang theo vận mệnh của dân tộc (nếu không ai giải được thì tức là đất nước không có người tài, khó có thể chống lại được thế lực hùng hậu của giặc).

3. Mỗi câu đố được đưa ra em bé đều đưa ra những lập luận sắc sảo của minh, khiến mọi người thán phục. Lần thứ nhất: đố lại viên quan bằng một câu đố tương tự (ngựa một ngày đi được mấy bước?). Lần thứ hai: tạo tình huống để vua tự nói ra sự phi lí trong yêu cầu của mình đối với dân làng. Lần thứ ba: đố lại nhà vua. Lần thứ tư: dùng kinh nghiệm dân gian để giải đố.

Xem thêm:  Dàn ý kể về một chuyến về quê

Khi giải đố, em không cần dùng những kiến thức trong sách vở mà là những kinh nghiệm ngoài cuộc sống. Với những câu khó trả lời, em lại dùng ngôn ngữ sắc sảo, lật lại cho người hỏi bị dồn vào thế bí. Điều này sẽ gây cho người đọc sự vui vẻ và thán phục với cậu bé.

4. Chuyện cổ tích Em bé thông minh đề cao phẩm chất trí tuệ của con người, đặc biệt là những người lao động nghèo. Trí tuệ thông minh hơn người ấy được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú. Câu chuyện đã đem lại tiếng cười cho người đọc.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Ngày đó, đất nước đang yên bình, nhà vua nọ muốn tìm được người hiền tài, cùng lo toan việc nước. Nhà vua đã cử viên quan đi khắp nơi để tìm người tài, viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài. Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố chưa tìm ra được câu trả lời, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Trong khi dân làng đang lo lắng, cậu bé đa nghĩ ra được cách để xử lí. Trước tài năng của cậu bé, nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Để thử tài năng cậu bé một lần nữa nhà vua đưa ra câu đố, cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.

Xem thêm:  Kể về một chuyến về quê của em, bài văn kể chuyện chuyến về thăm quê hương ngữ văn 6

Nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược, muốn thử xem nước ta có người tài hay không. Họ cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài, đố các quan thần trong triều xâu được sợi chỉ xuyên qua con ốc. Cả triều đình đau đầu suy nghĩ mà chưa ai tìm ra cách giải, viên quan đã nhớ ra cậu bé và đến hỏi cậu bé, cậu bé đã chỉ ra cách xuyên sợi chỉ. Sự thông minh của cậu bé đã tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.

2. Lời kể:

Lời kể cần nêu bật cách xử lí tình huống, phương pháp giải đáp vừa linh hoạt vừa đơn giản và hiệu quả, tạo cho người nghe tâm lí hồi hộp, bất ngờ, lí thú.

Cách đối thoại của từng nhân vật có một đặc điểm khác nhau

– Viên quan có giọng hống hách: "Này lão kia, trâu của lão một ngày cày được mấy đường?".

– Giọng của em bé cần được diễn đạt mang tính láu lỉnh, tinh nghịch, hồn nhiên, dí dỏm, hay hỏi vặn lại nhằm mục đích đẩy người đố vào thế bí, thế bị động.

– Giọng ông bố có vẻ cam chịu, có phần sợ hãi: "Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Mày đừng có làm dại mà bay mất đầu con ạ!".

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Thánh Gióng để thấy được chân dung người anh hùng chống giặc ngoại xâm

3. Hãy kể một câu chuyện “Em bé thông minh” mà em biết.

Gợi ý: Kể một câu chuyện hoặc một tình huống ứng xử thông minh của một em bé mà em được chứng kiến hoặc được xem trên vô tuyến, đọc trên báo chí. Có thể tham khảo thêm các sách như: Thần đồng xưa của nước ta của Quốc Chấn, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi (tập 2), Truyện Trạng Quỳnh, Truyện Trạng Lợn,…

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Post Comment