Văn mẫu Văn mẫu lớp 10

Phân tích Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

Đề bài: Anh/chị hãy phân tích Truyện An Dương Vương và Mị  Châu Trọng Thủy

Bài làm

Trong vô vàn các thể loại trong kho tàng văn học rộng lớn của Việt Nam, Truyền thuyết là một thể loại rất hay nó đã phản ánh lịch sử qua lăng kính có phần hư cấu, có khi còn kèm cả những chi tiết hoang đường. Nhưng trên hết nó mang được suy nghĩ chung của nhân dân ta, khát vọng chung của dân tộc. Như truyện Mỵ Châu-Trọng Thủy cũng là điển hình cho chủ nghĩa yêu nước, tự tôn dân tộc. Trải qua lúc thăng lúc trầm nhiều thất bại, đau đớn trong mối quan hệ các nhân vật cùng các sự kiện liên tiếp xảy ra, ta rút ra được rất nhiều bài học giữ nước, tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa quý giá.

Toàn truyện có thể chia làm hai phần: Phần một (từ đầu … bèn xin hòa) : Câu chuyện xuyên suốt về việc xây thành giữ nước của An Dương Vương. Phần thứ 2 tiếp cho đến hết: là câu chuyện về mối tình Mị Châu Trọng Thủy và kết cục bi thảm về sự mất nước. Qua hai phần thấy được tình cảm, biểu hiện của nhân dân trước trách nhiệm, vai trò của cha con An Dương Vương và Mị Châu.

trong thuy

Sự quyết đoán, tài trí, trí tuệ minh mẫn, tầm nhìn chiến lược của An Dương Vương đã hiện lên trên trang sử dân tộc với công cuộc lập nơi an cư lạc nghiệp, quyết định cho sự thịnh vượng, trường tồn cho đất nước, cho sự no ấm của nhân dân. Theo truyền thuyết rằng vào đời hùng Vương thứ 18, An Dương Vương- Thục Phán được vua tin tưởng, và suy nghĩ vì không có con trai nên theo lời khuyên của Sơn Tinh, đã nhường ngôi báu lại. Từ sau đó, nhờ cơ ngơi này ông đã quyết định dời đô từ vùng núi xuống vùng đồng bằng để yên tâm phát triển mọi bề, rồi nâng cao sự nghiệp chống giặc giữ nước bằng việc xây thành kiên cố. Công việc xây thành tưởng chừng đã nhiều lần làm khó An Dương Vương, khó khăn chông chất “hễ cứ đắp tới đâu lại lở tới đấy”, “ tốn nhiều công sức mà không thành”, nhưng với quyết tâm kể cả về nhiệt huyết yêu nước, bản lĩnh vững vàng, không ngại khó, cùng cả sự nghiên cứu thêm về tâm linh, tin tưởng vào tín ngưỡng  “ lập đàn trai giới cầu đảo bách thần”, “đón mời cụ già có tướng lạ vào hỏi kế sách” ,”ra tận cửa đông đón xứ Thanh Giang”, “dùng xe bằng vàng rước cụ Rùa vào thành” đã khiến ông lập đại cuộc. dốt cuộc cuối cùng cũng lập được thành trì vững chắc rất nhanh chóng trong khoảng một tháng. Sự giúp đỡ ấy chứng tỏ việc này hợp ý trời được lòng dân chúng mới như vậy.

Xem thêm:  Viết một đoạn văn ngắn chứng minh rằng đời sống tinh thần của nhân loại sẽ rất nghèo nàn nếu thiếu văn chương

Thành cao, hào sâu sẵn sàng vẫn chưa đủ để đức vua mới yên tâm, ông còn chăm lo tới việc dùng các vũ khí quân sự để giúp quân ta có thêm sự chủ động, sức mạnh đánh thắng quân thù xâm lược. Cảm động trước tình cảm của nhà vua, Rùa Vàng lại đem đến cho người chiếc vuốt quý của mình để làm lẫy nỏ thần. Sau này, nhờ Có Cao Lỗ hỗ trợ tạo được chiếc nỏ thần vật được lưu truyền trong dân gian có tên Linh quang kim thần cơ, có sức mạnh ghê gớm hoàn toàn có thể chống lại quân giặc từ xa “bắn một phát giết hàng vạn giặc” . Từ đó, trí sáng tạo của nhân dân, sự lành nghề, tìm tòi, sản xuất được ra nhiều loại vũ khí cung, nỏ bằng đồng, những vũ khí ấy dùng để chiến đấu, tuy thô sơ nhưng đầy sự giúp ích, cần thiết, lợi hại.. Mang đến cái chiến thắng lớn trước quân Triệu Đà đông và mạnh, chúng khiếp sợ, bèn xin hòa. Chiếc Nỏ thần ấy đại diện cho sức mạnh dân tộc quật cường, trí tuệ, khát vọng chính nghĩa chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta bao đời nay. Và cũng đã khen ngợi vị vua anh tài An Dương Vương đã khẳng định được vai trò của mình ngày đầu dựng nước, tự hào về chiến công, thành tựu của nhân dân.

Nhưng chiến thắng to lớn có đôi khi đồng nghĩa với sự chủ quan, mất cảnh giác dẫn đến những rủi ro không thể ngờ, bi thảm- nước mất nhà tan, một trọng tâm thứ hai của tác phẩm này. Lỗi sai lầm tai hại mà lịch sử không thể tha thứ- nghìn năm Bắc Thuộc mà An Dương Vương đã vô tình gây nên cũng chính từ bắt nguồn mối tình sai trái của Mị Châu- Trọng Thủy.

Xem thêm:  Bố cục văn kể chuyển lớp 4

 Hành động cầu hòa sau đợt thua đầu tiên của quân xâm lược, đã dẫn đến sự nhục nhã, bọn chúng vẫn không chấp nhận, bèn lấy mưu thâm cầu hôn cho con trai để nhằm thôn tính, hòng cướp nước ta lần nữa. Mọi hành động của cha con An Dương Vương lúc này không hề có sự phân tích, không cảnh giác, cái thất bại xảy đến ngay khi chấp nhận, cho Trọng Thủy vào thành bắt đầu tìm hiểu sâu, là cái đồng ý gả con gái, rồi cho ở rể. Thực chất là tạo thuận lợi cho kẻ thù càng đục phá. Bên cạnh đó, ông còn lơ là trước quân đôi, chỉ tin cậy thần linh, rồi khinh địch, chủ quan khi mà ung dung câu “Đà không sợ nỏ thần sao” trong khi Triệu Đà cất quân sang đánh lần nữa đã nhanh chóng đưa ông vào đường cùng, sự thất bại cận kề. Đến lúc nước rút, thấy cái lẫy thần bị lấy mất bởi chính cô con gái yêu thương để mang cho chồng-con trai của kẻ thù mà ông không hề biết, vì nhẹ dạ cả tin mà cô đã tự mình rước trọng tội.  Ông túng quẫn cùng con gái lên ngựa thoáng bỏ chạy trốn, bỏ thành. Nhưng chưa dừng lại ở đó, những vết lông chim do nàng Mị Châu để lại cho chồng – theo tình yêu mù quáng đã dẫn đến cái chết thương tâm của hai con người này, bởi sự truy lùng sát sao của bọn giặc.   câu chuyện kết thúc đầy bi ai, lúc Rùa Vàng  lên giọng đanh thép chỉ ra “người ngồi sau ngựa- chính là kẻ đã bất trung với nước” tình cha con rạn nứt, đau quặn lòng, nhưng đầy nghiêm khắc An Dương Vương đã cầm dao mà chém lìa cổ người con gái yêu quý là đại diện cho sự công lý, sự trừng phạt của đất trời và nhân dân, cũng tự xử bản thân mình như sự thức tỉnh muộn màng.

Câu chuyện cũng chính là bài học đắt giá bằng nước mắt, cả máu cho người đứng đầu một quốc gia, chịu trách nhiệm cho tồn vong dân tộc.

Còn Trọng Thủy một nhân vật tai tiếng trong toàn bộ văn bản, trong bản chất có sự tham lam đến để có phần vừa muốn chiếm giữ Âu Lạc, vừa muốn trọn tình cảm với người vợ nhan sắc vẹn toàn. Dù đã lừa dối, lợi dụng Mỵ Châu lấy cái lẫy nỏ thần để được mục đích chính trị thâm độc của cha là  Triệu Đà, nham hiểm đến mức còn dụ Mị Châu dẫn đường để đuổi theo An Dương Vương sau này, để quân giặc có thể truy sát hai người đến tận cùng. Đây là nhân vật đáng lên án, đầy tội lỗi không chỉ với cha con An Dương Vương, là một nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc mất nước Âu LẠc.    Nhưng không thể không nói rằng quãng thời gian này vô cùng đẹp, ý nghĩa với mối tình chớm nở đã chứng minh: Trước lúc chia tay về nước, Trọng Thủy đã nói bằng một chút dối trá nhưng vẫn có sự chân thành, bùi ngùi trước cảnh li biệt “ Tình vợ chồng…đánh dấu”, hay cái cảnh chàng không thể đành lòng hưởng cái cảnh vinh quang, sự sung sướng  khi chiếm được Âu Lạc như bao con người kia, chàng vẫn chỉ đắm chìm trong sự dằn vặt với người vợ đã chết, hắn bần cùng dẫn đến tự tử để giải thoát. Đây là sự xám hối muộn màng, sự thức tỉnh của nhân tính, sự phủ nhận chiến tranh phi nghĩa.

Xem thêm:  Cảm nhận về nhân vật Đam Săn qua trích đoạn Đam Săn đi bắt con gái thần Mặt Trời

Có thể nói nhân dân ta vẫn mang trong mình tính nhân đạo cao trong ứng xử không chỉ trước tình huống lịch sử hay là câu chuyện truyền thuyết đối với những con người lầm đường lạc lối, nhưng biết tỉnh ngộ dù muộn màng quahình ảnh đậm nét kì ảoở cuối bài: Rùa Vàng đưa An Dương Vương về dưới thủy cung, hay lời minh oan của Mị Châu “biến thành châu ngọc để rửa sạch mối thù nhục’, còn sự tích ngọc trai-giếng nước kia chính là minh chứng cho sự hóa giải hận thù với người chồng bội bạc,…

Chính cái cách viết truyện có cốt lõi lich sử, lại khéo léo lồng được những tình tiết hoang đường giàu tư tưởng, đạo lýtạo nên chất thơ mộng hiếm có, khiến Truyện An Dương Vương, Mị châu, Trọng Thủy được bao nhiêu độc giả hàng thời đại đón nhận, yêu thích, nó dạy cho ta nhiều bài học có ích, đặc biệt là  rút ra kinh nghiệm xương máu của sự mất nước thời Âu Lạc, nêu cao, biết phát huytruyền thống giữ nước của nhân dân ta đúng mãi về sau.

Post Comment