Văn mẫu lớp 8

Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió của Xéc-van-tét

Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió của Xéc-van-tét

Hướng dẫn

Tính đến những năm đầu thế kỉ XXI này, cuốn tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê của nhà vãn vĩ đại nước Tây Ban Nha Xéc-van-tét (1547 – 1616) đã sống trên ba trăm năm và chắc còn sống lâu hơn nữa.. Bởi vì, qua tác phẩm của mình, Xéc-van-tét đã phản ánh và đặt ra những vấn đề lớn lao của một giai đoạn biến đổi quan trọng của lịch sử nước Tây Ban Nha và nhiều nước trên thế giới: chuyển tiếp từ xã hội phong kiến trung cổ lạc hậu sang xã hội tư bản chủ nghĩa phát triển về mọi mặt. Đọc Đôn Ki-hô-tê, người đọc hiểu rõ: "Tác giả chế giễu tàn dư của lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, phê phán chế độ phong kiến… phê phán chế độ tư bản thời kì tích luỹ ban đầu… Mặc dù lỗi thời, gàn dở, hình tượng Đôn Ki-hô-tê vẫn mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc: yêu quý tự do, bình đẳng, ghét thói xa hoa, ăn bám, trọng danh dự, đạo nghĩa”. Qua những dòng vãn rất sinh động, hóm hỉnh, trào lộng mà thâm thuý, Xéc-van-tét đưa chúng ta phiêu lưu hàng vạn dạm trên khắp nước Tây Ban Nha thơ mộng, chứng kiến nhiều việc làm vừa hào hiệp vừa gàn dở, khám phá được nhiều ý nghĩ lúc cao thượng, khi thấp hèn của hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê và giám mã Xan-chô Pan-xa. Một trong những việc làm, cũng là một cuộc phiêu lưu của họ là việc Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió, một trận đánh kì quặc làm nổi bật lên tính cách của cả hai người.

Đi vào đoạn trích trong sách Ngữ văn 8, chúng ta có thể hình dung câu chuyện gồm ba phần với năm sự việc tiêu biểu. Mỗi phần mang một cái tên cụ thể, chẳng hạn như sau:

Phần một (từ đầu đến: "… và không cân sức"), có thể mang tên "Những cối xay gió hay là những tên khổng lồ ghê gớm". Phần này có sự việc: Thầy trò nhà hiệp sĩ tranh cãi, nhận định về kẻ thù.

Phần hai (từ câu: "Nói rồi, Đôn Ki-hô-tê thúc con ngựa…" đến "… bị toạc nửa vai"), có thể mang tên "Một trận giao chiến không cân sức". Phần này gồm hai sự việc. Một là: Đôn Ki-hô-tê thất bại, giáo gãy, người và ngựa ngã văng ra. Hai là: thầy trò hiệp sĩ dìu nhau đứng dậy trong hai tâm trạng khác nhau.

Phần cuối (đoạn còn lại), có tên là "Tiếp tục cuộc phiêu lưu". Phẩn này cũng gồm hai sự việc. Một là: Xan-chô ăn uống no say, trong khi Đôn Ki-hô-tê vẫn thản nhiên dẫn bước. Hai là: Đôn Ki-hô-tê trằn trọc không ngủ, còn Xan-chô đánh một giấc ngon lành.

Từ dòng đầu cho đến chữ cuối của đoạn tiểu thuyết, nhất là qua năm sự việc chính nói trên, chân dung hai nhân vật – nhà hiệp sĩ xứ Man-cha Đôn Ki-hô-tê và bác giám mã Xan-chô Pan-xa – hiện lên mỏi lúc một rõ nét, rất cụ thể, sinh động, từ ngoại hình, trí tuệ, ước muốn đến hành động và quan niệm về cuộc sống. Chúng ta hãy lần lượt quan sát và suy ngẫm về từng người.

Hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê:

Chúng ta có thể gọi nhân vật này kèm theo các đại từ "ngài hiệp sĩ", "nhà hiệp sĩ", "lão hiệp sĩ", hoặc "chàng hiệp sĩ",… bởi vì Đôn Ki-hô-tê hiện lên lúc thật trang nghiêm, dáng kính, khi lại gàn dở, đáng cười, vừa già nua, lại vừa trai trẻ. Đọc tác phẩm và đoạn trích này, chúng ta hình dung một chàng hiệp sĩ tuổi trạc năm mươi, gầy gò, cao lênh khênh. Cưỡi trên lưng con ngựa còm có cái tên mĩ miều Rô-xi-nan-tê, minh mặc áo giáp, đầu đội mũ sắt, vai vác giáo dài, toàn những thứ han rỉ của tổ tiên để lại, rồi đem đánh bóng,… Đôn Ki-hô-tê hiên ngang tiến bước với mục đích tốt đẹp là tiễu trừ quân gian ác, giúp đỡ người lương thiện. Trí óc Đôn Ki-hô-tê đầy hoang tưởng, có lúc mê muội. Nhìn thấy những chiếc cối xay gió, lão nghĩ là bọn khổng lồ gian ác, sau đó cho rằng dấy là phép thuật của phù thuỷ Phơ-re-xtôn. Với động cơ trong sáng, hồn nhiên – tiêu diệt lũ tàn ác, trừ hại cho dân – Đôn Ki-hô-tê đã dũng cảm xống vào đánh "lũ quỷ khổng lồ" (thực ra là những chiếc cối xay gió), mặc dù chàng biết rằng đây là "cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức". Đơn thương độc mã, hiệp sĩ bỏ mặc lời can ngãn của Xan-chô, phóng ngựa, vừa quát mắng lũ quỷ khổng lồ, vừa tâm niệm nguyện cầu người tình lí tưởng – nàng Đuyn-xi-nê-a xinh đẹp – giúp minh trong lúc nguy nan. Trong giây phút tiến công kẻ thù ấy, hình ảnh chàng hiệp sĩ sáng chói lên, đẹp như một anh hùng, rất đáng kính phục. Nhưng, suy nghĩ tỉnh táo một chút, người đọc lại bật cười. Bởi vì mục đích và hành động của Đôn Ki-hô-tê là đúng đắn, tốt đẹp, nhưng đối tượng hướng tới của chàng lại không phải là lũ quỷ khổng lồ gian ác mà chỉ là những chiếc cối xay gió hiền lành vỏ tội. Bởi vì đầu óc chàng đầy những hoang tưởng. Cho nên cái động cơ tốt đẹp, cái hành động dũng cảm kia của Đôn Ki-hỏ-tê trở thành hão huyền, mang tính phá phách. Còn bản thân hiệp sĩ thì thất bại một cách đau đớn, "ngọn giáo gãy tan tành, người và ngựa ngã vãng ra". Nhìn thấy hình ảnh Đôn Ki-hô-tê "nằm không cựa quậy", bác giám mã sợ quá và chắc cũng thương quá, đã phải "lạy Chúa", kêu trời. Còn chúng ta, đọc dến chi tiết này, cũng vừa thương vừa… khống nén được tiếng cười. Song, xin bạn đọc chớ đùa cợt. Trong thời khắc nguy nan sau cuộc chiến đấu, thầy trò chàng hiệp sĩ lại tiếp tục tranh cãi một cách rất nghiêm chinh. Nghe Xan-chô có ý phê mình là "đầu óc quay cuồng như cối xay gió", hiệp sĩ mắng lại: "Thôi im đi! Chuyện chinh chiến thường biến hoá khôn lường… Ta cho rằng chính lão pháp sư Phơ-re-xtôn biến những tên khổng lồ kia thành cối xay gió để tước đi của ta niềm vinh quang đánh bại chúng… nhưng rồi lão sẽ không thể nào đối chọi được thanh kiếm lợi hại của ta". Ý nghĩ và những lời lập luận của hiệp sĩ kể ra cũng sáng suốt và chặt chẽ đấy chứ! Bị quật ngã đau dến lịm người như thế mà không một tiếng rên rỉ, xuýt xoa, trái lại vẫn cháy bỏng rnột niềm tin, một quyết tâm hành động vì nghĩa lớn. Một bản lĩnh làm người như thế đáng khâm phục biết bao! Chỉ có điều, cái bản lĩnh làm người ấy của Đôn Ki-hô-tê không bắt nguồn từ thực tế cuộc sống mà nó từ trong những cuốn sách hiệp sĩ cổ xưa mà lão đã ngốn ngấu dọc, rồi làm theo. Do đó, sau trận chiến thất bại ê chề, Đôn Ki-hô-tê vẫn chưa chịu tỉnh táo để rút ra bài học. Trái lại, lão vẫn tiếp tục cuộc phiêu lưu, tiếp tục nhông suy nghĩ lãng mạn, hoang tưởng. Lão tâm sự với Xan-chô: "Ta không kêu đau vì các hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nào cũng không được rên rỉ, dù xổ cả gan ruột ra ngoài". Thế là tấm gương những hiệp sĩ trong sách vở sống dậy, giục giã, khích lệ lão. Trong khi giám mã Xan-chô ăn uống thì ngài hiệp sĩ "thấy chưa cần ăn", vì… hình như đang mải nghĩ tới những cuộc chiến đấu sắp tới. Cho tới đêm hôm ấy, chúng ta cũng không thấy hiệp sĩ ăn uống gì. Ngài bẻ một cành cây khô "rút cái mũi sắt ở chiếc cán gãy lắp vào làm thành ngọn giáo". Đcm ấy, Đôn Ki-hô-tê không ngủ để dành thời gian nghĩ tới nàng Đuyn-xi-nê-a, đúng như hiệp sĩ trong sách, thức trắng nhiều đêm ròng ở trong rừng hoặc nơi hoang mạc nhớ tới tình nương của minh. Suy nghĩ và mộng mơ bay bổng đến nỗi, Đôn Ki-hô-tê không thèm để ý tới giám mã Xan-chô đang đánh một giấc ngon lành. Cho tới sáng hôm sau, hiệp sĩ cũng không muốn ăn sáng, vì "chàng nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi"… Có thể nói, dưới ngòi bút sinh động, vừa nghiêm chinh vừa bỡn cợt, trào lộng của Xéc-van-tét, hình ảnh hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê hiện lên là một con người đầy mộng mơ, ảo tưởng. Lão mang những khát vọng đẹp, hành động dun"cảm, bản lĩnh kiên cường,… nhưng lại có những nhầm lẫn trong suy nghĩ, gàn dớ trong việc làm chỉ vì lão bị ảnh hưởng quá nặng nể bởi những trang sách cũ
kĩ, lỗi thời. Do đó, tìm hiểu về những mặt trái ngược của tính cách Đôn Ki-hô-tê, chúng ta vừa buồn cười và mến yêu, vừa cảm thấy đáng trách mà lại đáng thương…

Giám mã Xan-chô Pan-xa:

Đó là một bác nông dân béo lùn, nhận làm giám mã cho Đôn Ki-hô-tê với hi vọng sau này, chủ công thành danh toại, bác sẽ được làm thống đốc, cai trị vài hòn đảo, được sống cuộc đời giàu sang, phú quý. Giám mã Xan-chô đũng đinh cưỡi lừa đi theo chủ, lúc nào cũng mang theo bầu rượu và cái túi hai ngăn đựng dầy thức ăn ngon. Trước khi vào trận đánh kì quặc, Xan-chô đã nhìn thấy rõ kẻ thù của hiệp sĩ là những chiếc cối xay gió. Bác giải thích rất rõ ràng rành mạch: "cái vật trông giống cánh tay là những cánh quạt, khi có gió thổi, chứng sẽ quay tròn làm chuyên động cối đá bên trong". Đến lúc cố hét to để ngăn ông chủ cuồng si lao lên phía trước đánh nhau với cối xay gió không dược, bác nông dân ấy bỏ mặc chủ. Thái độ này vừa đúng, vừa không đúng. Đúng là vì bác biết rõ phía trước Đôn Ki-hô-tê không có tên khổng lồ độc ác nào mà chí là một hàng dài những chiếc cối xay gió đứng hiên ngang đợi gió thổi là quay tít những cánh quạt khổng lồ. Đúng, là vì bác ta biết rằng hành động của chủ là gàn dở, điên cuồng chắc chắn sẽ thất bại. Nhưng sai, vì bác không thực sự quyết tâm bằng hành động và sức vóc khoẻ mạnh của mình xông lên để ngân cấn chủ, hay chí ít cũng giúp đỡ để ông chủ không bị thua một cách thảm hại đến mức "giáo gãy, ngựa và người ngã lăn ra". Hay là lúc ấy bác cũng hoảng loạn mà tưởng ràng đó là những tên quỷ khổng lồ nguy hiểm thật, để rồi bỏ mặc cho chủ giao chiến? Phải chăng, bác nông dân chỉ quen ăn no vác nặng này nhút nhát, sợ hãi (nếu không nói là hèn nhát)? Sau trận đánh, Xan-chô tỏ ra là một giám mã tận tuy. Bác ta vừa xuýt xoa thương chủ, vừa cố giải thích một lần nữa để thức tỉnh ông chú về cái hành động kì quặc bắt nguồn từ những "đầu óc quay cuồng như cối xay", vể việc này, giám mã Xan-chô thật đáng yêu. Bác đã hết lòng phục vụ ông chủ. Miệng cầu Chúa phù hộ cho chủ tỉnh ngộ và sẽ giành thắng lợi sau này, bác ta vừa nâng Đôn Ki-hô-tê dậy, rồi đỡ cho ông chủ ngồi ngay ngắn trên lưng con chiến mã gầy còm. Đến những phút tiếp tục cuộc phiên lưu sau trận đánh, giám mã Xan-chô tiếp tục nhiệm vụ theo hầu bên chủ. Tâm sự với hiệp sĩ, bác tỏ ra là người rất chân thành cởi mở. Bác nói: "Chúa hiểu thấu cho tôi là tôi có yên lòng không nếu thấy ngài rên la khi bị cái gì làm cho đau đớn… Còn tôi, xin thưa với ngài rằng chỉ cần hơi đau một chút là tôi rên rỉ ngay". Như vậy, Xan-chô là người tốt nết, biết thương người khác, tận tuy với chù đấy chứ! Song, có lẽ thương người thì ít mà bác ta… thương mình nhiều hơn. Do đó, sau khi xin phép hiệp sĩ bằng vài lời qua quýt, Xan-chô thản nhiên lấy rượu và thức ăn ra đánh chén đến no say, chảng nhớ gì đến những lời hứa hẹn của chủ, và cảm thấy cái nghề phiêu lưu này "cũng chẳng vất vả gì mà lại thoải mái nữa là khác". Thế rồi, sau khi ních chặt cái dạ dày toàn rượu thịt, đến tối hôm ấy, trong khi ông chủ trằn trọc thao thức thì giám mã, người hầu cận thân tín kia "ngủ một mạch", cho đến sáng hôm sau, vừa tỉnh dậy đã vớ ngay bầu rượu… để "buồn rầú vì trên quãng đường này khó kiếm đâu ra rượu để đổ vào cho đầy". Quan tâm tới những nhu cầu vật chất hằng ngày như việc ăn, ngủ là chuyện bình thường. Nhưng hình như giám mã Xan-chô quá chú trọng đến hai việc này, nhiều lúc quên hết, kể cả ông chủ mà mình có nhiệm vụ hầu hạ, chăm sóc thì thật tầm thường và đáng chê trách! Như vậy, cũng bằng ngòi bút sinh động, hóm hỉnh, nhà văn Xéc-van-tét đã khắc hoạ nhân vật giám mã Xan-chô với những nét ngoại hình và tính cách trái ngược hẳn với Đồn Ki-hô-tê. Nếu Đôn Ki-hô-tê biểu tượng cho loại người hoang tưởng, lang mạn, thì Xan-chô là hình ảnh của những người tỉnh táo, thực tế đến mức thực dụng, tầm thường.

Xem thêm:  Cảm nghĩ về vẻ đẹp con người qua truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao

Tóm lại, chỉ đọc một đoạn trích ngắn ngủi trong cuốn tiểu thuyết hàng ngàn trang của nhà văn vĩ đại Xéc-van-tét, chúng ta cũng đủ hình dung hai hình tượng nhân vật khá rõ nét. Hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa tương phản với nhau, nhưng lại bổ sung cho nhau, cùng tô đậm cho nhau. Đôn Ki-hô-tê dòng dõi quý tộc, còn Xan-chô Pan-xa nguồn gốc nông dân. Đôn Ki-hô-tê gầy gò, cao lênh khênh, lại cưỡi trên lưng con ngựa còm nên như càng cao thêm. Xan-chô đã béo lùn lại cưỡi trên lưng con lừa thấp, bước đi ậm ạch, nên càng lùn hơn. Ngài hiệp sĩ mang khát vọng cao cả, còn bác giám mã thì ước muốn tầm thường. Người kia mong giúp ích cho đời, người này chỉ nghĩ đến cá nhân mình. Đôn Ki-hô-tê mê muội, Xan-chô tỉnh táo. Đôn Ki-hô-tê hão huyền, Xan-chô thiết thực. Đôn Ki-hô-tê dũng cảm, Xan-chô hèn nhát,… Sự tương phản về mọi mặt giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa đã tạo nên một cặp nhân vật bất hủ trong văn học thế giới. Chỉ qua một cuộc phiêu lưu, một trận đánh kì quặc, đánh nhau với cối xay gió của ngài hiệp sĩ mộng mơ, chúng ta thấy Đôn Ki-hô-tê thật nực cười, nhưng cũng đáng yêu vì có vài ba ưu điểm, còn Xan-chô Pan-xa tuy có những mặt tốt đáng quý, như vẫn còn đôi ba nét tính cách chưa tốt, đáng chê. Nếu có điểu kiện đọc cả tác phẩm bất hủ Đôn Ki-hô-tê, chúng ta sẽ hiểu rằng hai nhân vật tuy rất trái ngược nhau, cả vẻ hình dáng và tính cách nhưng vẫn là đôi tri kỉ thân thiết. Hai bên đã chịu ảnh hưởng của nhau. Nhờ sự can ngăn, khuyên nhủ của Xan-chô, cuối cùng, Đôn Ki-hô-tê tỉnh ngộ. Ngược lại, quá trình gần gũi Đôn Ki-hô-tê, Xan-chô Pan-xa thêm giàu tình thương con người, biết yêu tự do, công bằng và chính nghĩa. Câu chuyện phiêu lưu của thầy trò Đôn Ki-hô-tê vì thế có ý nghĩa phản ánh bước chuyến mình vĩ đại của đất nước, dân tộc Tây Ban Nha trên con đường từ xã hội phong kiến lạc hậu lên xã hội tư bản chủ nuhĩa đầy phức tạp, thử thách, rèn luyện con người. "Cuối cùng thì cái điên rồ của Đôn Ki-hô-tê cũng như cái mộng tưởn£ của Xan-chô chỉ là cái vỏ tạm thời rất xa lạ với bản chất của họ. Những phẩm chất tốt đẹp của hai người này chung đúc lại đã làm nổi bật truyền thống đạo đức của nhân dân mình. Vì thế đọc truyện Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-tét, chúng ta càng hiểu rõ và thêm yêu quý đất nước và nhân dân Tây Ban Nha…”.

Post Comment