Văn mẫu Văn mẫu lớp 10

Phân tích bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đề thi: Anh chị hãy phân tích bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bài làm

Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông để lại tập thơ chữ Hán “ Bạch Vân am thi tập” và chữ nôm. Thơ của ông đậm chất triết lí, giáo huấn ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội.  “ Nhàn” là bài thơ Nôm trong tập bạch vân quốc ngữ thi. Bài thơ như lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là sống hòa hợp với thiên nhiên giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.

nhan

Mở đầu bài tác giả xuất hiện như một lão nông thực thụ:

“ Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”.

Lặp từ “ một” kết hợp với những hình ảnh đồ vật vô cùng giản dị như “mai”, “cuốc”, “cần câu” cho ta thấy tác giả đã chuẩn bị sẵn sàng cho công việc và sự chủ động cho một cuộc sống lao động bình dị tự làm, tự ăn, tự lo, tự tại. Một cuộc sống lao động vô cùng yên bình nơi thôn quê, nơi không có sự ganh ghét, tranh giành quyền lực. Động từ “thơ thẩn dầu ai” nhà thơ mặc cho ai có thú vui nào, còn nhà thơ thì đanh thơ thẩn, chìm đắm với cuộc sống ruộng vườn của mình, không âu lo, suy nghĩ, không vướng bận.

Xem thêm:  Trong giấc mơ, em được bà tiên cho ba điều ước và thực hiện cả ba điều ước. Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian.

Hai câu đầu là cuộc sống của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, nó thuần hậu và thanh khiết biết bao, nó đưa ta trở về thời nguyên sơ của xã hội. Còn là cái tâm nhàn tản, thong dong.

Nếu mở đầu là hình ảnh một ông lão nông thì hai câu tiếp theo lại là thể hiện lên sự hiểu biết của tác giả về quan niệm nhân sinh:

“Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao”.

Nghệ thuật đối lập “ta dại” với “người khôn” và “vắng vẻ” với “lao xao” mang đầy hàm ý về sự khôn dại. Ở đời tác giả tự cho mình là  dại vì tự tìm đến nơi vắng vẻ thanh bình, nơi chỉ làm ăn ngày đêm để sống không hãm hại lẫn nhau. Người khôn ngoan, lanh lợi tìm đến nơi chốn quan trường nhiều nguy cơ tai họa. Nhà thơ dùng cách nói ngược để nói về sự khôn ở dại. Nhưng chính cách lựa chọn của tác giả về với chốn bình yên quê nhà mới chính là khôn vì tác giả tìm nơi vẳng vẻ, tĩnh lặng của thiên nhiên, tìm đến yên tĩnh trong tâm hồn, trong bon chen, không cầu vinh, còn người tìm đến chốn quan trường là người dại, tuy sang trong quyền quý nhưng phải giẫm đạp, bon chen, cảnh giác để sống.

Nghệ thuật đối tạo sự so sánh giữa hai  cách sống, qua đó khẳng định triết lí sống của nhà thơ.

Xem thêm:  Soạn bài lớp 6: Bài học đường đời đầu tiên

Khi sống nơi thôn quê thì cái gì cũng trở nên giản dị và đạm bạc:

“Thu ăn măng trúc, đông ăn gia

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”.

Thu đến thì ăn măng, trời sang đông thì ăn giá bởi đó đều là những món ăn có sẵn trong vườn, mùa nào thì mình ăn thứ nấy, cuộc sống của cụ cũng chỉ đơn giản như một người nông dân tắm áo, tắm hồ. Cuộ sống bốn mùa của tác giả mùa nào cũng thong dong, thảnh thơi. Lúc nào cũng được tận hưởng trong thiên nhiên, trong những món ăn thanh cao đạm bạc, có gì thì mình ăn nấy không cầu kì, không phải cao lương mĩ vị. Tác giả có một cách sống thanh cao mà lại bình yên vô cùng.

Hai câu thơ cuối thể hiện lên vẻ đẹp trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

“ Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”.

“Cội cây” là chỉ gốc cây, rượu gốc cây uống là thú tao nhã của các bậc trí thức thời xưa. Tác giả ung dung tự tại với những thú vui bình dị ở đời. Ngoài ra tác giả còn sử dụng điển cố, chính là coi phú quý là một thứ phù phiếm, giống như một giấc chiêm bao, không có thật là cái thứ mà người người bán tình thân, anh em, tranh giành quyền lực, tiền bạc để có lấy. Nhưng sự thật là khi ta có được một cuộc sống giàu sang, quyền quý, tiền tiêu không hết thì đổi lại thật ra chúng ta không có cái gì cả, sống trong cô đơn, lúc nào cũng lo âu, sợ ai đấy sẽ hãm hại mình. Không có được lấy một phút giây nào được sống thanh thản, yên bình.

Xem thêm:  Viết 1 đoạn văn nêu ý nghĩa của tiếng chim tu hú ở đầu và cuối bài thơ "Khi con tu hú" (sử dụng các loại câu kể đã học)

Để có một cuộc sống như thế, nhà thơ đã không đi trên con đường công danh, giành phận vị, coi thường giàu nghèo, đứng ngoài sự ràng buộc, yên phận, mặc kệ lời khen chê.

Với lời thơ tự nhiên mà giàu ý vi bài thơ nhàn đã được tác giả thể hiện một cách độc đáo, sử dụng từ láy linh hoạt, ngôn từ gần gũi, thân thuộc gắn bó với người dân.

“Nhàn” là bài thơ rất hay, thể hiện được cuộc sống giản dị thanh cao mà đạm bạc của nhà thơ khi cáo quan về ở ẩn. Cũng qua đó nhà thơ cũng muốn gửi gắm đến chúng ta rằng ở đời đôi khi đừng có ép mình quá, đừng quá bon chen để sống, đừng bao giờ vứt đi chính mình, hãy thử tận hưởng cảm giác với một ngày trôi qua nhẹ nhàng, yên bình xem nào.

Post Comment