Văn mẫu lớp 7

Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Em hiểu câu nói đó như thế nào?

Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Em hiểu câu nói đó như thế nào?

Hướng dẫn

Ông Nguyễn Bá Học (1857 – 1921), người làng Nhân Mục, tỉnh Hà Đông, là một nhà giáo mà cũng là một nhà văn. Ông tác giả của tập Lời khuyên học trò, một tập sách gồm những lời khuyên nhằm dẫn dắt học sinh trên con đường tu dưỡng và rèn luyện bản thân. Để khuyên lớp trẻ khi làm bất cứ công việc gì cũng phải có ý chí, vượt qua mọi khó khăn trở ngại để nhằm đi đến chỗ thành đạt, ông viết: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Chúng ta cần hiểu câu nói của Nguyễn Bá Học như thế nào.

Bằng cách nói bóng bẩy đầy hình ảnh, nhà văn cho rằng con đường ta đi, muốn tới được đích nhiều khi giải vượt qua núi cao, sông sâu, hiểm trở, gian lao nhưng nếu quyết tâm thì vẫn tới đích được. Nghĩa chủ yếucủa câu nói trên vẫn là nghĩa bóng, “đường” ở đây là đường đi tới đích, nói cách khác, “đường” chỉ đích mà con người muốn đến, muốn đạt được. “Sông”, “núi” là hình ảnh tượng trưng cho sự trở ngại to lớn của hoàn cảnh khách quan, còn “lòng người” ở đây chính là ý chí của con người.

Hiểu như vậy ta mới thấy qua câu nói ấy, nhà văn đã khẳng định sức mạnh ý chí có thể giúp chúng ta vượt qua mọi trở ngại, khó khăn, thử thách để đạt được thành công.

Xem thêm:  Cảm nhận của em khi đọc đoạn trích Sau phút chia li (trích Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm dịch)

Có điều là vì sao “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vìlòng người ngại núi e sông”? Tại sao đường đi tới đích lại không khó vì những trở ngại khách quan bên ngoài? Ai chẳng biết là trong cuộc đời của bất cứ một người nào cũng có nhiều trở ngại, chông gai nhưng không phải là không thể vượt qua dược. Núi dù cao đến bao nhiêu, đường đi cho dù “Núi cao rồi lại núi cao chập chùng” nhưng nếu người đi có quyếttâm cao thì nhất định sẽ có lúc: “Núi cao lên đến tận cùng, thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” (Đi đường – Hồ Chí Minh). Cũng vậy, sông dù rộng, dù sâu đến mấy, nếu ta có quyết tâm thì ta cũng vượt qua. “Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả. Anh hùng hào kiệt có hơn ai”. Mọi khó khăn, gian khổ, trở ngại trên đường đời chỉ là những thử thách ý chí và nghị lực, để phân biệt anh hùng hào kiệt với phàm nhân chứ không thể nào chặn đứng được quyết tâm của ta, buộc ta lùi bước. “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi” chính là như vậy. Thế thì đường đi khó là do đâu?

Nhà văn đã trả lời: Đường đi khó “vì lòng người ngại núi e sông”. Nói như thế có nghĩa là ý chí, nghị lực có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện ý muốn của mình. Có ý chí vững chắc, có quyết tâm cao, con người có thể vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến đích. Thiếu ý chí, thiếu quyết tâm thì cho dù đường di thuận lợi cũng chẳng vượt qua được. Bác Hồ đã từng nói: Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên” đó sao?

Xem thêm:  Suy nghĩ về vấn đề: “Vệ sinh an toàn thực phẩm ngày nay”

Hẳn chúng ta dã thấy có biết bao tấm gương trong lịch sử loài người, nhờ có nghị lực phi thường và quyết tâm sắt đá bền vững mà họ đã vượt qua được vô vàn gian khổ, khó khăn, lập được bao chiến công hiển hách, bao thành tựu tuyệt vời. Crít-tốp Cô-lông và các đồng đội của ông chẳng hạn, nếu không bền lòng, quyết chí, dũng cảm vượt qua hàng vạn dặm biển với bao thử thách gay go thì làm sao họ tìm ra được châu Mĩ?

Cả những việc khó khăn hơn “đào núi và lấp biển” như bay vào vũ trụ, đổ bộ lên mặt trăng, khai thác tài nguyên trong lòng đất, dưới đáy biển sâu, con người đã làm được cũng nhờ vào sự bền lòng, quyết chí của mình.

Ngay thực tế lịch sử của dân tộc ta, một ngàn năm bị giặc Tàu đô hộ, một trăm năm nô lệ giặc Tây, các cuộc kháng chiến trường kì gian khổ chống quân xâm lược đều là sự thử thách ý chí sắt đá của dân tộc. Nếu “ngại núi e sông” thì dễ chi dân tộc ta được tự do, độc lập, xây dựng chủ nghĩa xã hội để tiến lên dân giàu nước mạnh như hôm nay. Ý chí mạnh mẽ, quyết tâm sắt đá đó phải chăng là chất vàng ròng, là hương sen mà nhà thơ Tố Hữu đã ngợi ca:

Chúng muốn đốt ta thành tro bụi

Xem thêm:  Kể về một người đáng kính đáng yêu mà em biết

Ta hóa vàng nhăn phẩm lương tâm

Chúng muốn ta bán mình ô nhục

Ta làm sen thơm ngát trong đầm.

(Việt Nam máu và hoa – TốHữu)

Gần gũi hơn, quanh ta, thiếu chi những bạn nhỏ giàu quyết tâm và nghị lực. Trong hoàn cảnh khó khăn vẫn không nản lòng, vừa làm lụng giúp đỡ người thân, vừa lo kiếm sông, vừa học tập để vươn lên thành người hữu dụng trong xã hội.

Câu nói của nhà văn Nguyễn Bá Học có kết cấu cân đối, nhịp nhàng với hình ảnh cụ thể đã nêu lên cho chúng ta một chân lí cuộc đời. Đó là một bài học, một lời nhắc nhở với mọi người, mọi thế hệ về sức mạnh và sự cần thiết của ý chí con người. Câu nói giúp chúng ta luôn luôn rèn nghị lực trong cuộc sống hàng ngày, luôn quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đạt được kết quả mà mình mong muốn.

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Post Comment