Văn mẫu lớp 7

Cảm nghĩ về bố yêu quý của em

Đề bài: Cảm nghĩ về bố của em.

Bài làm

Tôi có thể đoán được ấn tượng đầu tiên khi ai đó gặp bố tôi, chắc hẳn họ sẽ cho rằng bố tôi có dáng vẻ nghệ sĩ và trông rất nhàn hạ. Nhưng nếu để ý tới đôi bàn tay thô ráp của bố tôi, có lẽ họ sẽ nghĩ khác.

Bố tôi có một bàn tay theo tôi là rát to. Bàn tay thô, chai sần và cứng. Đó chính là dấu tích của một tuổi thơ lam lũ của bố. Khi bé đi gặt, đi cấy, nuôi lợn, bò giúp ông bà. Lớn lên thì trải đủ các nghề từ làm sắt, hàn đến làm gỗ, nhôm và giờ thì bố tôi đang làm xây dựng cho một công trình ở Ba Trại.

Bố tôi không phải tuýp người cao. Thân hình bố tôi nhỏ nhưng rắn chắc. Mái tóc của bố dày bồng bềnh, lúc nào cũng được chải gọn hất sang một bên. Bố tôi có khuôn mặt khá đẹp trai với chiếc cằm hơi vuông. Đôi mắt to vừa, đen láy và rất sáng làm toát lên vẻ lanh lợi hoạt bát của bố. Chiếc mũi dọc dừa cao rất hợp với khuôn mặt bố. Nước da nâu nhuốm màu thời gian.

Bố tôi không khó tính trừ chuyện nấu ăn. Bố tôi nấu ăn rất ngon, mà còn phải nói là độc nhất vô nhi. Món nào bố tôi nấu cũng ngon hết. Mẹ tôi còn phải phục lăn nữa là. Hôm nào bố vào bếp là hôm đấy tôi được cải thiện cái dạ dày với những món mà đúng như bố nói: Ăn một lần nhớ cả một đời. Đến cả bát nước chấm bố tôi pha cũng ngon vô cùng. Có độ ngọt, mặn, chua, cay đủ vị và vừa phải, dùng để chấm ốc phải gọi là số một. Có lần tôi hỏi bố tôi sao bố không thử tham dự một cuộc thi nào về nấu ăn xem? Và bố tôi có trêu lại tôi rằng: Vua đầu bếp thực thụ thì không được ra mặt, phải ẩn dật mới có cái hay chứ?. Tôi cũng đến bó tay với bố tôi luôn.

Xem thêm:  Cảm nghĩ về ngày khai trường

Cảm nghĩ về bố yêu quý của em

Cảm nghĩ về bố

Nói về cách dạy con thì tôi nghĩ bố tôi là số một. Bố chiều tôi để cho tôi tự lập nhưng bố vẫn có sự nghiêm khác để tôi vừa thấy yêu bố nhưng cũng phải nghe lời, không làm nũng. Khác hẳn với mẹ tôi. Người ta thường nói: Nghiêm phụ từ mẫu nhưng có lẽ nhà tôi là Từ phụ nghiêm mẫu. Bố tôi bảo tôi làm gì tôi cũng vô cùng thoải mái đi làm, không có cảm giác bị gò bó ép buộc, không có vẻ sai khiến. Bố tôi thân thiết như một người bạn nhưng vẫn làm con phải sợ và nghe lời. Cách dạy con giữa bố và mẹ tôi khác nhau hoàn toàn. Vì vậy trước kia có nhiều lúc tôi bênh bố hơn bênh mẹ. Mẹ từng bảo: Đấy! Sinh con gái để nó bênh bố nó chằm chặp ra.

Bố tôi vô cùng chiều tôi. Thường xuyên đưa tôi đi chơi, thường xuyên mua búp bê cho tôi – ấy là lúc tôi còn nhỏ. Mỗi chiều khi đi học về sẽ được bố mua cho một xiên chả nướng, hay một gói bim bim, chính vì được bố chiều như thế, những ngày đầu tiên đi học mẫu giáo tôi không hề khóc một chút nào.

Đến bây giờ khi đã lớn, bố tôi vẫn quan tâm tôi nhiều lắm. Quan tâm theo một cách khác. Chú ý đến việc học của tôi, nhưng bố vô cùng tâm lý, không ép buộc tôi phải giỏi giang. Bố luôn để tôi tự lập, cho tôi một không gian riêng tư. Bố dạy tôi phải có trách nhiệm với bản thân. Có trách nhiệm với những việc mình đã làm, không được đổ lỗi cho người khác.

Xem thêm:  Tấc đất tấc vàng

Bố tôi vô cùng tâm lý, vì thế có chuyện gì tôi đang khúc mắc hoặc vô tình giận bố, tôi có thể thoải mái đưa ra quan điểm của mình, giống như hai người bạn thực sự. Bố cho tôi thấy rõ ràng sự tôn trọng mà bố dành cho tôi. Và nếu tôi có sai điều gì, bố sẽ nhẹ nhàng khuyên bảo, giải thích rõ ràng cho tôi, để hai bố con có thể hiểu nhau hơn.

Tôi yêu bố tôi lắm. Mọi người bảo tôi rất giống bố tôi, điều đó làm tôi rất vui. Bố tôi vô cùng vĩ đại mà, đó là sự kiêu hãnh nho nhỏ trong lòng tôi ngay từ lúc bé. Bố tôi vĩ đại, bởi không có gì bố tôi không thể là được cả.

Nhưng, bố tôi cũng có những tật xấu vô cùng trẻ con. Bố tôi vô cùng sạch sẽ, và bố tôi ghét việc thấy nước trên sàn nhà. Mỗi lần tôi vô tình dây nước ra nhà, bố liền vô cùng khó chịu và muốn tôi lau ngay lập tức. Nhưng đôi khi, cái tính cách ấy của bố tôi vô cùng đáng yêu mà, nhỉ?

Trong những lúc đùa vui, tôi thường hay trêu bố tôi là bố mèo. Tại bố tôi sinh năm mèo, và mèo cũng ghét nước y như bố tôi vậy. Nhưng dù cho chú mèo có sợ nước đi chăng nữa, để bảo vệ con dê trong nhà (là tôi), mèo luôn chưa bao giờ quản ngại khó khăn.

Xem thêm:  Soạn văn bài: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm

Ánh Nguyên

Post Comment